Khoa học công nghệ 2018-05-03 04:38:32

Vô sinh là tình trạng không có thai sau một năm chung sống vợ chồng mà không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Vô sinh có 2 loại là vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát, các nhóm nguyên nhân chủ yếu sau: Nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng như nấm, đơn bào, vi khuẩn dẫn đến viêm tắc, dính vòi trứng; Nhóm nguyên nhân do cấu trúc bất thường của tử cung, vòi tử cung; Nhóm nguyên nhân do thiếu hụt và rối loạn nội tiết; Nhóm nguyên nhân do nhiễm độc và do các nguyên nhân khác…Tại các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dương, đa số nữ công nhân sống và làm việc trong điều kiện thiếu thốn, các yếu tố nguy cơ vô sinh do hậu quả nhiễm trùng đường sinh sản là rất cao.

Trong hai năm 2016 - 2017, được sự cho phép của UBND tỉnh, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu thực trạng và biện pháp can thiệp nguy cơ vô sinh ở nữ công nhân tại một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Bác sỹ CK II Nguyễn Xuân Huy, giám đốc Bệnh viện Phụ sản làm chủ nhiệm đề tài. Nhằm phân tích và xác định một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến tình trạng vô sinh ở nữ công nhân và đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp.

Đề tài đã tiến hành điều tra 1.775 nữ công nhân của 3 khu công nghiệp Phúc Điền, Ngô Quyền và Nam Sách đã lấy chồng trên 01 năm, để lọc ra được 225 trường hợp nữ công nhân có nhu cầu sinh con sau 01 năm chung sống vợ chồng, không áp dụng biện pháp tránh thai nhưng không có thai. Phỏng vấn 225 trường hợp theo phiếu nghiên cứu đồng thời tiến hành: Khám lâm sàng siêu âm, xét nghiệm dịch âm đạo bằng nhuộm soi, nuôi cấy dịch âm đạo bằng môi trường Saboraud (Mỗi trường hợp 2 mẫu: mẫu nuôi cấy nấm và mẫu nuôi cấy vi khuẩn). Sau 3 chu kì kích trứng và hướng dẫn kiến thức cho các cặp vợ chồng tư vấn để làm thụ tinh nhân tạo cho các trường hợp tự nguyện áp dụng phương pháp này.

Đề tài đã xác định số nữ công nhân trong nhóm tuổi 26 - 35 chiếm tỷ lệ cao nhất 70,4%, thấp nhất nhóm tuổi ≥ 35 tuổi chiếm 0,8%. Tỷ lệ vô sinh chung ở các cặp vợ chồng nữ công nhân là 12,67% (225/1.775). Tỷ lệ vô sinh ở nhóm tuổi  26 - 35 cao nhất 64,9%, thấp nhất ở nhóm tuổi ≥ 36 chiếm 12,4%. Có sự khác biệt về tỷ lệ vô sinh giữa các nhóm tuổi 26 - 35 so với nhóm < 25 tuổi và  ≥ 36 tuổi với các tỷ lệ 64,9% so với 22,7% và 12,4% với p < 0,01. Tỷ lệ vô sinh nguyên nhân do vợ là 56,4%, do chồng 36,9%, không rõ nguyên nhân 6,7%. Có sự khác biệt tỷ lệ vô sinh do vợ với vô sinh do chồng và không rõ nguyên nhân với các tỷ lệ 56,4% so với 36,9% và 6,7% với p < 0,01. Tổng số 127 nữ công nhân đã xác định rõ nguyên nhân vô sinh có 102 nữ công nhân đủ điều kiện can thiệp điều trị nội khoa nhằm giảm tỷ lệ vô sinh. Sau 12 tháng can thiệp có 27 nữ công nhân có thai và sau 18 tháng đã có 36 nữ công nhân có thai. Trước khi điều trị vô sinh thì cần xác định rõ căn nguyên và điều trị theo căn nguyên. Căn nguyên gây vô sinh ở nữ giới thì rất phong phú gồm: Các yếu tố ngoại khoa, các yếu tố nội tiết, các yếu tố viêm nhiễm, các yếu tố nhiễm trùng nhiễm độc, các yếu tố về gen di truyền... Vì vậy, việc đề tài chỉ can thiệp bằng nội khoa điều trị rối loạn nội tiết, rối loạn phóng noãn, điều trị nhiễm trùng đường sinh sản thì hiệu quả của đề tài chỉ đạt 26,5% và 35,3% là hoàn toàn phù hợp với thực tế.

Về hiệu quả can thiệp theo nhóm nguyên nhân sau 12 tháng thì tỷ lệ vô sinh ở nhóm thiếu hụt nội tiết đã giảm đi rõ rệt, từ chỗ chiếm 39,2% số ca vô sinh giảm xuống chỉ còn 31,4% số ca vô sinh (có 8/40 ca thiếu hụt nội tiết đã có bầu) hiệu quả can thiệp là 22,2%. Có khác biệt về tỷ lệ có thai chung trước và sau can thiệp 12 tháng ở ba khu công nghiệp (0% so với 26,5%, p < 0,01). Không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai ở nữ công nhân 3 khu công nghiệp Nam Sách, Phúc Điền và Ngô Quyền sau 12 tháng can thiệp 10,8% so với 8,8% và 6,9% với p > 0,05. Có khác biệt về tỷ lệ có thai chung trước và sau can thiệp 24 tháng ở ba khu công nghiệp (0% so với 35,3%, p < 0,01). Không có khác biệt về tỷ lệ có thai tại các khu công nghiệp trước và sau 24 tháng can thiệp. Tỷ lệ vô sinh đã giảm từ 100% xuống còn 73,5% (75/102) sau 12 tháng can thiệp. Hiệu quả điều trị nội khoa chung sau 12 tháng can thiệp là 26,5 %. Tỷ lệ vô sinh ở nhóm thiếu hụt nội tiết + kích trứng + không rõ nguyên nhân giảm từ 34,3% xuống còn 27,4%, hiệu quả can thiệp 20%. Các nhóm nguyên nhân khác tỷ lệ vô sinh thay đổi chưa có ý nghĩa thống kê. 

Hiệu quả can thiệp theo nhóm nguyên nhân sau 24 tháng thì tỷ lệ vô sinh ở cả 3 nhóm nguyên nhân đều giảm rõ rệt, có ý nghĩa thống kê, cụ thể: Điều trị ở nhóm viêm nhiễm và tư vấn sức khỏe sinh sản tỷ lệ vô sinh giả từ 35/102 (34,3%) xuống còn 22/102 (21,6%), hiệu quả can thiệp 37%. Điều trị ở nhóm thiếu hụt nội tiết + kích trứng + không rõ nguyên nhân  tỷ lệ vô sinh giả từ  40/102 (39,2%) xuống còn 29/102 (28,4%), hiệu quả can thiệp 30%. Điều trị viêm nhiễm + nội tiết + kích trứng, tỷ lệ vô sinh giả từ 27/102 (26,5%) xuống còn 15/102 (14,7%), hiệu quả can thiệp 44,5%. Hiệu quả can thiệp sau 24 tháng ở các nhóm nguyên nhân tỷ lệ vô sinh giảm từ 100% xuống còn 64,7%, hiệu quả can thiệp là 35,3%.  

Qua kết quả nghiên cứu cũng phản ánh tình trạng thiếu hụt nội tiết, viêm nhiễm đường sinh sản là hai nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến vô sinh nữ. Tỷ lệ vô sinh giảm ở cả 3 nhóm: Điều trị viêm nhiễm và tư vấn sức khỏe sinh sản giảm từ 34,3% xuống 21,6%, hiệu quả can thiệp 37,0%; Điều trị thiếu hụt nội tiết + kích trứng + không rõ nguyên nhân tỷ lệ vô sinh giảm từ 39,2% xuống 28,4%, hiệu quả can thiệp 30%; Điều trị viêm nhiễm + nội tiết + kích trứng tỷ lệ vô sinh giảm từ 26,5% xuống còn 14,7%, hiệu quả can thiệp 44,5%. Sau 24 tháng can thiệp tỷ lệ vô sinh ở 102 nữ công nhân giảm từ 100% xuống còn 64,7% sau 24 tháng can thiệp, có sự khác biệt về tỷ lệ vô sinh trước can thiệp và sau can thiệp ở 102 nữ công nhân là (100% so với 64,7%, với p < 0,01). Hiệu quả can thiệp là 35,3%. Tỷ lệ có thai sau can thiệp tại cộng đồng là 35,3% (36/102). 52 trường hợp đã điều trị bằng các phương pháp tại cộng đồng sau 3 - 6 chu kỳ không có kết quả thì chuyển sang tư vấn và điều trị bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương. Tỷ lệ có thai sau điều trị thụ tinh nhân tạo là 15,4% (8/52). Tỷ lệ phụ nữ có thai sau can thiệp tại cộng đồng và điều trị bằng thụ tinh nhân tạo tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương là 43,1% (44/102) hiệu quả can thiệp sau 24 tháng giảm tỷ lệ vô sinh 43,1%. Kết quả theo dõi thai kỳ ở các trường hợp có thai trong nghiên cứu cộng dồn sau 24 tháng điều trị vô sinh bằng các phương pháp tại cộng đồng và tại Bệnh viện Phụ sản Hải Dương, kết quả được 44 trường hợp. Trong đó, đã sinh con chiếm tỷ lệ 59,1% (26/44); thai nghén đang phát triển chiếm tỷ lệ 22,7% (10/44); sảy thai và thai lưu là 13,6% (6/44), chửa ngoài tử cung 4,6% (2/44). Hiệu quả trong 102 trường hợp can thiệp điều trị, kết quả theo dõi thai kỳ có 36 trường hợp đã sinh con và thai nghén đang phát triển bình thường, chiếm tỷ lệ 35,3% (36/102). Tỷ lệ có thai nhưng hao hụt trong thời kỳ thai nghén (sảy thai, thai lưu, chửa ngoài tử cung) là 7,8% (8/102).

Thực trạng vô sinh ở nữ công nhân các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương tỷ lệ vô sinh chung ở các cặp vợ chồng nữ công nhân các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương là 12,67% (225/1775). Nguyên nhân vô sinh do vợ chiếm tỷ lệ 56,4% (127/225),do chồng chiếm tỷ lệ 36,9% (83/225) ,không rõ nguyên nhân 6,7% (15/225). Tỷ lệ vô sinh do tắc vòi trứng chiếm tỷ lệ cao nhất 31,5% (40/127), buồng trứng đa nang 26,8% (34/127), rối loạn phóng noãn 20,5% (26/127), lạc nội mạc tử cung 9,4% (12/127), tổng hợp do các nguyên nhân khác do tử cung,buồng trứng chiếm tỷ lệ 11,8% (15/127). Vô sinh nguyên phát chiếm 55,7% (71/127), vô sinh thứ phát chiếm 44,3% (56/127).

- Thực trạng nhiễm trùng đường sinh sản: Tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh sản ở nữ công nhân vô sinh có triệu chứng lâm sàng là 81% (182/225), xét nghiệm vi sinh là 93,8% (211/225). Đã xác định được 20 loài vi khuẩn ký sinh và gây bệnh, tỷ lệ cao nhất là Pseudomonas spp 17,96%, Escherichia coli 7,70% và Enterococcus faecalis 7,70%, các loài khác tỷ lệ không đáng kể.Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis xác định bằng test nhanh 2,67%.Tỷ lệ nhiễm nấm đường sinh sản bằng nuôi cấy trong môi trường Saboraud chọn lọc là 21,3%, xác định được 12 loại nấm ký sinh đường sinh sản, trong đó Candida albicans chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1%, tiếp đến là Candida glabrata 22,1%.

- Một số yếu tố liên quan nhiễm trùng đường sinh sản và vô sinh:Có liên quan giữa sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh với tình trạng nhiễm trùng đường sinh sản (OR = 4,39 , p < 0,05).Có liên quan giữa sử dụng công trình vệ sinh không đảm bảo vệ sinh với tình trạng nhiễm trùng đường sinh sản (OR = 3,48, p < 0,05).

- Có liên quan giữa các yếu tố với tình trạng vô sinh: Nhiễm trùng đường sinh sản (OR = 1,79, p < 0,05), tiền sử mổ đẻ (OR = 2,58, p < 0,01), có tiền sử phẫu thuật vùng chậu (OR = 2,3, p < 0,05), tình trạng nạo phá thai (OR = 2,27.p < 0,01), có sử dụng thuốc tránh thai (OR = 2,20, p < 0,05).

Hiệu quả can thiệp giảm tỷ lệ vô sinh qua điều trị nội khoa tại các khu công nghiệp Nam Sách, Phúc Điền và Ngô Quyền tỉnh Hải Dương.Tỷ lệ nhiễm trùng đường sinh sản có triệu chứng lâm sàng giảm từ 81% xuống còn 12,9% sau 15 ngày điều trị, hiệu quả điều trị là 84,07%.Tỷ lệ nhiễm khuẩn qua xét nghiệm vi sinh giảm từ 93,8% xuống 21,9% sau 15 ngày điều trị, hiệu quả điều trị đạt 71,1%.Hiệu quả can thiệp điều trị vô sinh cho thấy:Tỷ lệ có thai sau 12 và 24 tháng can thiệp điều trị nội khoa là 26,5% (27/102) và 35,3% (36/102).Hiệu quả can thiệp sau 12 tháng, 24 tháng tại cộng đồng tương ứng là 26,5% và 35,3%.Hiệu quả can thiệp cộng dồn sau 24 tháng can thiệp bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản tại Hải Dương là 43,1% (trong đó điều trị nội khoa là 35,3% và thụ tinh nhân tạo là 7,8%).Tỷ lệ đã sinh con và thai đang phát triển là 35,3% (36/102), trong đó đã sinh con là 25,5% (26/102), thai đang phát triển là 9,8% (10/102).

Hải Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

         

Tin khác

Ứng dụng công nghệ giải bài toán xử lý nước thải (14/09/2023)

Nhận diện điểm hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất doanh nghiệp (11/04/2023)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng (14/03/2019)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ (12/03/2019)

Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (12/03/2019)

Quyết định về việc phê duyệt danh sách công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (12/03/2019)

Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên thăm và làm việc tại Hải Dương (28/02/2019)

Quyết định về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hải Dương (22/01/2019)

Công nghệ biến rơm thành xăng máy bay đến Việt Nam (03/06/2018)

Nghiệm thu đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS152 (27/05/2018)

Làm giàu từ trồng khoai lấy bồng (27/05/2018)

Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (27/05/2018)

Nông dân trẻ làm vườn từ xa bằng điện thoại thông minh (24/05/2018)

Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học (24/05/2018)

Đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Sở Khoa học và Công nghệ (22/05/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.