Lĩnh vực Giáo dục 2008-12-26 16:37:21

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP, DẠY NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chủ nhiệm đề tài: Ông Phan Nhật Bình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương.

Cơ quan chủ trì: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Hải Dương.

Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 1/2003 đến tháng 5/2005.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: đạt.

I. MỤC TIÊU

Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong thời gian tới.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Tổng quan về việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin.

- Các môn khoa học Mác - Lênin bao gồm ba môn khoa học cơ bản: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học và hai môn ứng dụng ở Việt Nam là: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin càng trở lên cấp bách trong giai đoạn hiện nay, khi mà các thế lực thù địch đang đẩy mạnh phá hoại ta về mọi mặt bằng chiến lược "Diễn biến hoà bình".

- Tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho học sinh (HS), sinh viên (SV). Đây chính là cơ sở để HS, SV định hướng và xử lý các tình huống chính trị và đạo đức trong thực tiễn công tác sau này và trong đời sống.

2. Số lượng, chất lượng giáo viên giảng dạy bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ môn Chính trị.

- Trên địa bàn tỉnh tính đến thời điểm thực hiện điều tra nghiên cứu có 32 cán bộ tham gia giảng dạy bộ môn Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ môn Chính trị. Trong đó 10 giáo viên có trình độ thạc sĩ, 6 giáo viên đang theo học thạc sĩ, 14 cử nhân và 2 giáo viên còn ở trình độ trung cấp. Về giới tính, nữ có 12 người, nam có 20 người. Tuổi dưới 30 có 6 người, trên 50 có 8 người, còn lại ở độ tuổi 31 - 49; thời gian tham gia giảng dạy trên 10 năm có 19 người, còn lại là dưới 10 năm; có 25 người là đảng viên.

- Chỉ có 3 trong số 16 trường có tổ bộ môn Mác - Lênin độc lập tạm đủ giáo viên, 9 trường không có tổ bộ môn Mác - Lênin riêng mà trực thuộc khoa Khoa học cơ bản và 4 trường hoàn toàn không có giáo viên đảm nhận giảng dạy bộ môn này.

- Qua kết quả khảo sát, dự giờ ở một số trường đã xác định kiến thức của đội ngũ giáo viên chưa vững chắc, hiểu biết lý luận hạn chế, cá biệt có giáo viên còn truyền đạt sai kiến thức cơ bản tới HS, SV. Có 34,37% tổng số giáo viên có số giờ tham gia giảng dạy bộ môn này phải đảm nhận số giờ cao hơn so với số giờ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, một số giáo viên ngoài việc phải đảm nhận số giờ lên lớp của nhà trường giao, họ còn phải đi thỉnh giảng cho một số trường không có giáo viên chính trị.

3. Về hình thức hướng dẫn thảo luận trên lớp và đánh giá kết quả học tập của HS, SV.

- Kết quả khảo sát, thăm dò ý kiến của 32 giáo viên đang trực tiếp tham gia giảng dạy bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ môn Chính trị ở 16 trường cho thấy, giáo viên đã áp dụng tổng hợp nhiều hình thức hướng dẫn thảo luận trên lớp khác nhau, song chủ yếu là cho câu hỏi trước để HS, SV về nhà chuẩn bị để lên lớp tự thuyết trình. Giáo viên dùng buổi thảo luận để trả lời các câu hỏi thắc mắc của HS, SV, ít đưa ra các tình huống cụ thể gần với kiến thức đã học hoặc đưa ra các quan điểm của Đảng để HS, SV thảo luận, tìm ra cơ sở lý luận của các quan điểm đó...

- Việc tổ chức kiểm tra, thi hết môn cho HS, SV phần lớn các giáo viên dùng hình thức viết một bài luận, hình thức thi vấn đáp không được giáo viên sử dụng.

4. Thực trạng học tập của HS, SV.

- Số liệu thống kê thông tin ở 16 trường, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề (CĐ, THCN, DN) hàng năm đào tạo ra 4.525 HS, SV có trình độ CĐ, trung học, công nhân kỹ thuật nghề.

- Hàng năm số HS, SV vi phạm kỷ luật vẫn còn. Đối với khối dạy nghề: năm học 2001 - 2002 có 108 trường hợp vi phạm, trong đó buộc thôi học là 9 HS; năm học 2002 - 2003 có 72 trường hợp vi phạm, trong đó buộc thôi học là 5 HS. Khối các trường CĐ và THCN: năm học 2002 - 2003 có 173 trường hợp vi phạm, trong đó buộc thôi học 15 HS, SV.

- Thực hiện điều tra 16 trường CĐ, THCN, DN có 25.120 HS, SV tại thời điểm nghiên cứu cho thấy, chất lượng tuyển sinh không đồng đều. Có 51,87% tốt nghiệp THPT, 48,13% tốt nghiệp THCS nên việc học tập các môn học khoa học Mác - Lênin đối với số học sinh ở trình độ THCS là khó khăn.

- Thực hiện điều tra 1.400 HS, SV năm thứ nhất và năm thứ 2 ở 16 trường CĐ, THCN, DN trên địa bàn tỉnh cho thấy, có 71,28% HS, SV tỏ ra thích thú học tập bộ môn này và xác định là do môn học đã trang bị cho họ những lý luận cơ bản, phương pháp luận, tư duy khoa học và lý giải được những vấn đề trong thực tiễn...

- Còn 28,72% tổng số HS, SV coi nhẹ, học miễn cưỡng, bắt buộc học các môn học khoa học Mác - Lênin cốt để trả thi cho xong và đánh giá là môn học trừu tượng, lý luận, khó hiểu nên ngại học; phương pháp giảng của giáo viên chưa kích thích sự hứng thú của HS, SV. Phương pháp học của HS, SV đối với bộ môn khoa học này mang tính thụ động, thiếu các tài liệu tham khảo và nguồn thông tin bổ trợ, các buổi ngoại khoá, nói chuyện chuyên đề... chưa được tổ chức thường xuyên.

5. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập bộ môn chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ môn Chính trị trong các trường CĐ, THCN, DN.

- Tiếp tục đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho HS, SV.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng gợi mở, nêu vấn đề và lấy HS, SV là đối tượng trung tâm của quá trình truyền đạt kiến thức.

- Cần sử dụng một số phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, sơ đồ, biểu mẫu, tranh ảnh... để minh họa hoặc dùng những hình ảnh, hình tượng văn học nghệ thuật để chứng minh. Đặc biệt phải gắn được lý luận trong bài giảng với những quan điểm, đường lối của Đảng và xuất phát trên cơ sở của các lý luận gắn với thực tiễn.

- Cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng thảo luận các chuyên đề. Lựa chọn chủ đề cho HS, SV thảo luận với mô hình thảo luận gọn nhẹ theo nhóm, tổ, sau đó tập hợp luồng ý kiến đưa ra tranh luận. Thực hiện tính điểm cho HS, SV qua các kết quả thảo luận để kích thích tính tích cực của HS, SV.

- Khuyến khích HS, SV tham gia vào các chuyên đề nhỏ, tiến tới làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học. Trang bị đủ sách giáo khoa cho HS, SV và đồ dùng, thiết bị phục vụ cho việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và môn Chính trị.

- Kết hợp kiểm tra, thi hết môn bằng bài viết tự luận với hình thức thi trắc nghiệm và thi vấn đáp. Tổ chức kiểm tra và thi nghiêm túc, đánh giá đúng kết quả học tập của HS, SV.

- Kiện toàn đội ngũ giáo viên, giảng dạy bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ môn Chính trị trong các trường, đảm bảo đủ số lượng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và bộ môn chính trị về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, trách nhiệm, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng ngang tầm nhiệm vụ được giao.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị 45-CT/TU ngày 24/8/2004 về nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường CĐ, THCN, DN trên địa bàn tỉnh. Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh đã chỉ đạo các trường bố trí tăng biên chế, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng giáo viên.

- Trong các năm 2004-2006, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng thông tin lý luận, thời sự cho đội ngũ giáo viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường CĐ, THCN, DN.

- Năm 2005, các trường tổ chức thi Olimpic và cử học sinh tham dự cuộc thi Olimpic các môn khoa học Mác - Lênin ở cấp tỉnh.

Tin khác

Kết quả thực hiện Đề án nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011- 2015 (08/09/2016)

Olympic Hóa học 2016: Việt Nam đoạt ba Huy chương (02/08/2016)

Việt Nam đạt 8 giải Olympic Vật lý châu Á 2016 (09/05/2016)

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nói VNEN làm thay đổi cả thầy và trò (28/12/2015)

Lớp học sáng tạo ứng dụng công nghệ đầu tiên tại Việt Nam (04/11/2015)

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp môn (21/07/2015)

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học (17/09/2014)

Hải Dương: Nghiên cứu, đổi mới chương trình dạy học Lịch sử, Địa lý địa phương (15/06/2014)

Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy Lịch sử và Địa lý tỉnh Hải Dương cấp phổ thông (27/05/2014)

Hải Dương: Xây dựng làng khu dân cư an toàn về an ninh trật tự (31/03/2014)

Thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong các trường đại học (12/03/2014)

Xây dựng thành công phần mềm từ điển tiếng Việt cho học sinh (18/02/2014)

Xây dựng thành công phần mềm từ điển tiếng Việt cho học sinh (02/12/2013)

Phong trào khuyến học ở làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (07/11/2012)

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hải Dương. (25/03/2012)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.