Lĩnh vực XHNV 2008-12-26 18:16:01

ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA CỦA CẤP UỶ ĐẢNG TRONG ĐẢNG BỘ TỈNH. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CẤP UỶ ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Danh Trình, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Hải Dương.

Cơ quan chủ trì và thực hiện: Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ Hải Dương.

Thời gian thực hiện: Từ tháng 2/2004 đến tháng 12/2004.

Kết quả nghiệm thu, xếp loại: Khá.

 

I. MỤC TIÊU

Điều tra, thu thập tài liệu có liên quan, đánh giá thực trang lãnh đạo công tác kiểm tra và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cấp uỷ Đảng; thực trạng tổ chức cán bộ từ Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh uỷ đến cơ sở. Những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác kiểm tra.

II. TÓM TẮT KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Thực trạng lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các cấp ủy đảng trong Đảng bộ tỉnh.

Tổ chức khảo sát hiện trạng vai trò lãnh đạo của 60 cấp uỷ đảng cơ sở, 12 Ban chấp hành đảng bộ huyện, thành phố và 04 Ban chấp hành đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ, trưng cầu ý kiến bằng phiếu thăm dò 800 cán bộ là cấp uỷ, Uỷ ban kiểm tra cơ sở và trên cơ sở, đảng viên đã nghỉ hưu về nội dung công tác kiểm tra đảng. Kết quả thực như sau:

- 80,25% trong số 800 cán bộ, đảng viên hiện đang công tác và nghỉ hưu được hỏi cho rằng các cấp ủy có nhận thức tốt về vai trò lãnh đạo đối với công tác kiểm tra. Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác kiểm tra cũng được nâng lên. Kết quả khảo sát cho thấy có 77,25% số người được hỏi cho rằng cấp ủy các cấp đã có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm đối với công tác kiểm tra; 70% cho rằng cấp ủy các cấp đã lãnh đạo, thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra. Đối với cấp ủy cơ sở, việc nghiên cứu, học tập và triển khai thực hiện các nội dung của Điều 30 Điều lệ Đảng.

- Trên 60% số người được hỏi đã cho rằng cấp ủy các cấp đã thực hiện tốt việc kiểm tra tổ chức đảng và kiểm tra đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng, chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng.

- Hoạt động kiểm tra đã giúp cấp uỷ các cấp phát hiện kịp thời những thiếu sót, lệch lạc trong quá trình đề ra các chủ trương, nghị quyết, những quy định không còn phù hợp với thực tế để sửa đổi phù hợp với xu thế phát triển và điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Trong 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã có 1.932 đảng viên bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức khiển trách 777 người, cảnh cáo 653 người, cách chức 125 người, khai trừ 377 người, bị xử tù 74 người, bị xử cải tạo không giam giữ 7 người, bị xử lý hành chính 35 người.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở các cấp đã từng bước được bổ sung về số lượng; năng lực, trình độ hoàn thành nhiệm vụ ngày một nâng cao. Kết quả khảo sát cho thấy: 84,5% số người được hỏi cho rằng cấp ủy các cấp đã quan tâm đúng mức đến công tác tổ chức cán bộ của Ủy ban kiểm tra (UBKT) cùng cấp; 82,5% cho rằng cán bộ làm công tác kiểm tra ở các cấp có năng lực công tác tốt; 74,66% cho rằng UBKT các cấp đã làm tốt chức năng tham mưu giúp cấp ủy thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giải quyết tố cáo, thi hành kỷ luật trong Đảng.

- Trong lãnh đạo công tác kiểm tra, còn nhiều cấp ủy, nhất là cấp ủy cơ sở ít có nghị quyết về công tác kiểm tra, hoặc có nghị quyết nhưng chưa cụ thể, chưa thiết thực; chưa sát với nhiệm vụ công tác kiểm tra ở từng cấp. Một số cấp ủy xây dựng quy chế làm việc chưa quy định cụ thể các chế độ kiểm tra của các thành viên cấp ủy và các tổ chức cấp dưới. Tình trạng truyền đạt, triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của cấp trên chưa nghiêm túc, nặng về hình thức.

- Còn một bộ phận cấp ủy chưa quan tâm đầy đủ đến tổ chức và hoạt động của UBKT cùng cấp (kết quả khảo sát cho thấy 15,5% số người được hỏi cho rằng cấp ủy huyện và cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến UBKT cùng cấp). Đội ngũ cán bộ UBKT một số huyện và cơ sở còn yếu và thiếu nhưng cấp ủy chưa quan tâm bổ sung kịp thời. Vì vậy khả năng thực hiện chức năng tham mưu giúp cấp ủy lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra hạn chế.

Thực hiện quy trình kiểm tra không đầy đủ còn xảy ra ở một số cấp ủy, nhất là khâu thẩm tra xác minh còn đơn giản, lập và lưu trữ hồ sơ các cuộc kiểm tra chưa đúng quy định. Việc sửa chữa thiếu sót, triển khai thực hiện kết luận kiểm tra (sau kiểm tra) ở một số đơn vị (nhất là ở cơ sở) còn chậm, tổ chức phúc tra còn hạn chế.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của các cấp uỷ Đảng.

2.1. Cải tiến việc xây dựng và thực hiện chương trình kiểm tra hàng năm:

Nội dung các cuộc kiểm tra phải căn cứ vào chương trình kiểm tra của cả nhiệm kỳ, tập trung kiểm tra những nghị quyết, chương trình, dự án thực hiện nghị quyết đại hội cấp mình và nghị quyết của cấp trên có vị trí trọng yếu; kiểm tra việc thực hiện những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, những nội dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Cần lựa chọn những tổ chức Đảng trực thuộc, những cá nhân có liên quan trực tiếp đến việc lãnh đạo, tổ chức thực hiện nội dung được kiểm tra và lựa chọn một số đơn vị, cá nhân có khả năng thực hiện tốt, khá, trung bình, yếu để kiểm tra trực tiếp theo quy trình chặt chẽ.

2.2. Phát huy vai trò kiểm tra của UBKT và các Ban xây dựng Đảng, Văn phòng cấp uỷ:

UBKT các cấp hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng, các quy định và hướng dẫn của Trung ương Đảng và UBKT Trung ương, quy chế làm việc của UBKT cấp mình. Cấp uỷ các cấp phải tạo điều kiện để UBKT thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ; đồng thời phát huy tốt vai trò tham mưu giúp cấp uỷ trong xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra; chủ trì hoặc phối hợp với các Ban xây dựng Đảng, các ngành chức năng tham gia các cuộc kiểm tra của cấp uỷ; tham mưu cho cấp uỷ tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm các cuộc kiểm tra và thực hiện chương trình kiểm tra hàng năm. Quy trình kiểm tra thực hiện đúng quy định và linh hoạt

2.3. Tăng cường công tác kiểm tra của các Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng:

Để tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao hiệu quả kiểm tra của Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng, trước hết phải thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra theo chương trình hàng năm. Xác định nội dung trọng tâm, xác định đối tượng kiểm tra phù hợp để xây dựng chương trình kiểm tra hàng năm.

Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra chủ yếu thông qua các thành viên thực hiện các cuộc kiểm tra sát với chức trách nhiệm vụ chuyên môn.

Quy trình kiểm tra của Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng thực hiện theo quy trình kiểm tra chung. Kết quả từng cuộc kiểm tra được báo cáo cấp uỷ cùng cấp và Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng cấp trên. Khi kiểm tra, nếu phát hiện đảng viên là Tỉnh uỷ viên hoặc cán bộ diện Tỉnh uỷ quản lý có dấu hiệu vi phạm, thì kịp thời báo cáo Tỉnh uỷ và thông báo cho UBKT Tỉnh uỷ để tiến hành kiểm tra, kết luận, xử lý kỷ luật; trường hợp đảng viên vi phạm là cấp uỷ viên cấp dưới hoặc cán bộ diện cấp uỷ cấp dưới quản lý thì thông báo đến cấp uỷ, UBKT cấp dưới kiểm tra, kết luận, xử lý.

2.4. Cải tiến, nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của đảng uỷ cơ sở và của chi bộ.

Các Đảng uỷ cơ sở cần tuân thủ quy định chung về tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cấp uỷ cấp trên, song do điều kiện của cơ sở có hạn, nên cần có những biện pháp kiểm tra thích hợp thì mới phát huy tốt hiệu quả.

Đối với các chi bộ trực thuộc, Đảng uỷ cần tập trung kiểm tra việc triển khai thực hiện nghị quyết của cấp trên, việc thực hiện nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng.

Các cuộc kiểm tra theo chương trình của cấp uỷ cơ sở do 1 đồng chí Thường vụ cấp uỷ hoặc cấp uỷ viên được phân công tổ chức thực hiện, huy động lực lượng chủ yếu là UBKT cơ sở, kết hợp với thanh tra nhân dân. Đối với cơ sở kiểm tra theo chương trình phải chọn lọc nội dung, đối tượng kiểm tra cho phù hợp.

Việc kiểm tra thường xuyên được thực hiện thông qua Ban thường vụ cấp uỷ, các thành viên cấp uỷ theo dõi địa bàn phụ trách, các uỷ viên phát hiện, nắm bắt kịp thời các hoạt động của chi bộ, của đảng viên, qua đó chấn chỉnh theo thẩm quyền, hoặc báo cáo Đảng uỷ có biện pháp chấn chỉnh.

2.5. Phát huy vai trò, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của từng thành viên cấp uỷ theo lĩnh vực công tác và địa bàn được phân công phụ trách:

Việc kiểm tra của thành viên cấp uỷ dựa trên chức trách nhiệm vụ được giao. Đối với cấp uỷ viên các cấp phải chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kiểm tra theo phạm vi ngành phụ trách, đồng thời bố trí thời gian hợp lý nắm tình hình địa bàn được phân công phụ trách, đôn đốc, hướng dẫn tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và cấp mình. Những vấn đề phát sinh thuộc phạm vi quyền hạn thì trực tiếp cho ý kiến giải quyết; những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể hay của cấp trên thì kịp thời báo cáo để tập thể hay cấp trên quyết định.

2.6. Cấp uỷ các cấp tăng cường chỉ đạo, tạo sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng trong tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra:

Chỉ đạo phối, kết hợp giữa UBKT các cấp và các Ban xây dựng Đảng, các ngành, đoàn thể, các cơ quan tư pháp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, nhất là trong kiểm tra đảng viên chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Chỉ đạo sự phối kết hợp tốt giữa công tác kiểm tra của Đảng với hoạt động thanh tra, kiểm tra của Nhà nước; giải quyết dứt điểm những việc phát sinh phức tạp ở các địa phương, cơ sở.

Phát huy ý thức trách nhiệm tự kiểm tra và kiểm tra của đảng viên; phát huy vai trò giám sát của quần chúng nhân dân đối với tổ chức Đảng và đảng viên:

Việc tự kiểm tra và kiểm tra được thực hiện tốt trên cơ sở duy trì tốt các chế độ sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt các tổ chức Đảng thường kỳ, nhất là sinh hoạt chi bộ; trong các kỳ kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, kiểm điểm cuối năm, cuối nhiệm kỳ...

Phát huy vai trò giám sát của quần chúng nhân dân. Cấp uỷ các cấp phải chỉ đạo làm tốt việc thực hiện quy chế dân chủ ở địa phương, đơn vị mình; thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ảnh của quần chúng nhân dân về những việc làm tốt của tổ chức Đảng, đảng viên thuộc quyền quản lý để kịp thời biểu dương, nhân rộng; nắm bắt kịp thời những thiếu sót, vi phạm để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục, xử lý.

III. NHÂN RỘNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN

- Kết quả đạt được khi nghiên cứu đã được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIV và đưa vào nội dung của Chỉ thị tăng cường công tác kiểm tra lãnh đạo trong toàn Đảng bộ tỉnh.

- Đưa ra một số kiến nghị với Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định chi tiết, cụ thể về thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm tra của Đảng đoàn, Ban cán sự đảng. Kiến nghị UBKT Trung ương có quy định chế độ ưu đãi với cán bộ làm công tác kiểm tra ở xã, phường, thị trấn. Kiến nghị Tỉnh uỷ Hải Dương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy làm công tác kiển tra Đảng các cấp.

- Kết quả nghiên cứu đề tài chưa được chuyển hoá thành văn bản chỉ đạo của Tỉnh uỷ Hải Dương.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.