Lĩnh vực Y tế 2014-02-17 00:00:00

Vaccine Rotavin-M1 áp ứng miễn dịch rất tốt, tương đương đương với vaccine Rotarix của Bỉ Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccine và sinh phẩm y tế đã nghiên cứu và sản xuất thành công vắc xin ngừa tiêu chảy do vi rút Rota, từ chủng vi rút có nguồn gốc từ người Việt Nam. Vắc xin có tên Rotavin-M1 này là loại vắc xin đầu tiên được nghiên cứu và sản xuất từ chủng vi rút của người Việt Nam, do vậy hoàn toàn phù hợp với người Việt Nam.

Rotavin-M1 là vắc xin vô bào, được sản xuất trên tế bào thận khỉ. Để có nguồn khỉ sạch phục vụ cho nghiên cứu và sản xuất vắc xin, Bộ Y tế đã đầu tư, xây dựng đảo Rều (Cẩm phả - Quảng Ninh) trở thành nơi chăn nuôi và cung cấp khỉ. Đây cũng là nguồn cung cấp huyết thanh khỉ chủ yếu cho Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế.
Sau hơn 10 năm nghiên cứu, vắc xin Rotavin-M1 đã được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ kiểm tra và Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm Việt Nam phê chuẩn, cho sử dụng trên thực địa lâm sàng.
Theo VTV, PGS.TS Lê Thị Luân, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế, Chủ nhiệm đề tài cho biết: "Sản phẩm đã được thử nghiệm lâm sàng trên 30 người lớn, 1.000 trẻ em từ 6-12 tuần tuổi tại Thanh Sơn (Phú Thọ) và TP Thái Bình. Kết quả cho thấy vắc xin an toàn trên cả người lớn và trẻ từ 6-12 tuần tuổi; đáp ứng miễn dịch rất tốt, tương đương đương với vắc xin Rotarix của Bỉ đang được lưu hành ở nước ta”.
Qua thử nghiệm lâm sàng trên 1.000 trẻ trong 3 năm cho thấy, vắc xin Rotavin-M1 an toàn và đáp ứng miễn dịch cho trẻ được tiêm chủng, hiệu quả tương đương sản phẩm ngoại nhập, nhưng giá thành chỉ bằng 1/3.
Thành công này một lần nữa khẳng định, Việt Nam là nước thứ 2 của châu Á và là 1 trong 4 nước trên thế giới tự sản xuất được vắc xin Rota với công nghệ cập nhật quốc tế.
                                                                                                   Theo Chinhphu.vn
 

Tin khác

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo mối nguy hại của thuốc lá điện tử (27/07/2021)

Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan (25/06/2021)

Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (10/05/2021)

Đã có 7.079 người được tiêm vaccine Covid-19 (15/03/2021)

Hải Dương đã rất nỗ lực, quyết liệt và kịp thời trong chống dịch (02/03/2021)

Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát (20/08/2020)

Malaysia phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn 10 lần (17/08/2020)

Tiến sĩ Phạm Quang Thái: Hải Dương sẽ có thêm người mắc Covid-19 (17/08/2020)

Hướng dẫn xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học (23/04/2020)

WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu (11/03/2020)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Ứng dụng đường mổ ít xâm lấn trong phẫu thuật thay khớp háng (25/10/2018)

Kỷ nguyên mới cho truyền máu Việt Nam (23/08/2016)

Căn bệnh ung thư phổ biến nhưng khó phát hiện nhất hiện nay (02/08/2016)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào (17/07/2016)

Ứng dụng sinh học phân tử (PCR) trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày ở bệnh nhân nhiềm vi khuẩn Helicobacter pylori trên địa bàn tỉnh Hải Dương (26/06/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.