Lĩnh vực Nông nghiệp 2013-05-10 19:21:17

Tiến sỹ Đào Xuân Thảng trao những cây cam Chanh ưu tú cho Xí nghiệp Cây ăn quả Cầu Xe       Cây Cam Chanh được du nhập vào huyện Ninh Giang từ lâu đời thích hợp với điều kiện tự nhiên của vùng Ninh Giang và được nhân dân thuần hoá lưu giữ, hiện nay cây Cam Chanh được cho là cây đặc sản của vùng Ninh Giang có chất lượng cao, quả ngọt, thơm ngon, khi chín màu vàng tươi rất thơm có khối lượng bình quân 8-10 quả/kg.

Năm 2008 diện tích toàn huyện là 3,4 ha; năm 2009 là 3,7 ha tăng 0,3 ha và cho đến năm 2010 toàn huyện có 3,72 ha tăng 0,02 ha không đáng kể so với năm 2009. Tuy nhiên, người dân trồng cam Chanh chưa được trang bị kỹ thuật trong việc chọn lọc duy trì giống và kỹ thuật thâm canh chăm sóc dẫn đến tình trạng cây bị thoái hóa, bị sâu bệnh hại làm giảm năng suất và chất lượng quả đang ngày càng trầm trọng.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới phải đương đầu và gánh chịu những thiệt hại lớn do sự suy thoái nhanh chóng của các vườn trồng cam quýt mà nguyên nhân chính không còn xa lạ gì đó là do bệnh greening và các bệnh khác do virus. Cây cam Chanh Ninh Giang cũng không tránh khỏi sự nhiễm bệnh và thoái hoá này. Xuất phát từ thực tế nêu trên, Tiến sỹ Đào Xuân Thảng - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cùng các cộng sự đã thực hiện đề tài: "Chọn lọc và phục tráng giống Cam Chanh đặc sản của huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương". Đây là giống cam quý đặc sản của Ninh Giang, việc khẩn trương chọn lọc và phục tráng duy trì và khôi phục lại giống Cam Chanh này là cần thiết.
Sau 2 năm thực hiện, Ban chủ nhiệm đề tài, đã tiến hành điều tra 60 hộ thì có 56 hộ trồng Cam Chanh quy mô nhỏ (dưới 0,5 sào/hộ) chiếm xấp xỉ 93,3 %, chỉ có 4 hộ trồng cam chanh có quy mô tập trung từ 1 sào trở lên chiếm 6,7%. Các hộ trồng Cam Chanh với diện tích lớn thì năng suất và chất lượng cũng như giá bán đều cao hơn tại các xã có các hộ trồng Cam Chanh có quy mô nhỏ lẻ. Giống cam Chanh trồng hầu hết đã bị nhiễm sâu bệnh, năng suất, chất lượng không cao. Hầu hết các hộ trồng cam Chanh đều chưa có qui trình và không được tập huấn kỹ thuật.
 Ban chủ nhiệm đề tài đã chọn lọc đánh giá và nhân duy trì được 10 cây đầu dòng từ 10 cây vật liệu khởi đầu và 100 cá thể ưu tú từ cây đầu dòng; hơn 1000 cây giống Cam Chanh Ninh Giang sạch bệnh phục vụ sản xuất. Các cây đầu dòng và cá thể ưu tú cây Cam Chanh Ninh Giang sạch bệnh đạt tiêu chuẩn của đề tài đang được lưu giữ tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm; Xí nghiệp giống cây ăn quả cây dược liệu Cầu xe và một số địa phương để phục vụ khai thác mắt ghép sản xuất cây giống Cam Chanh Ninh Giang sạch bệnh sau này và trồng tại các xã Vĩnh Hòa; xã Văn Hội (huyện Ninh Giang). Hoàn thiện quy trình kỹ thuật chăm sóc cây đầu dòng và cá thể ưu tú Cam Chanh Ninh Giang.
Việc phục tráng thành công giống cam Chanh của huyện Ninh Giang góp phần chuyển phát triển vùng sản xuất cam Chanh, nâng cao thu nhập, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Bảo Ngọc

 

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.