Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-08-15 11:05:23

Bộ NNPTNT vừa chính thức công bố công nhận 4 giống ngô có nguồn gốc biến đổi gene (BĐG) đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 4 giống ngô được phê duyệt lần này bao gồm giống Bt 11 và MIR162 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và MON 89034 và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto).

Giấy xác nhận phê duyệt được ban hành sau quá trình xem xét kỹ lưỡng và được chấp thuận bởi Hội đồng An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi BĐG theo đúng trình tự được quy định theo Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT.
Đây là 4 giống ngô BĐG đầu tiên được công nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi và được chứng nhận không có bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đối với con người và vật nuôi.
Quyết định phê duyệt các giống cây BĐG lần này là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, hướng tới hiện thực hóa tầm nhìn phát triển nông nghiệp bền vững đến năm 2020, trong đó chủ trương ứng dụng khoa học công nghệ được xem là một điều kiện tiên quyết giúp hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tạo cơ hội cho nông dân sớm tiếp cận với các tiến bộ khoa học hàng đầu thế giới.
Đặc biệt, trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững hiện nay, việc ứng dụng cây trồng BĐG là một giải pháp cần thiết giúp tăng năng suất và thu nhập cho nông dân, cải thiện chất lượng hạt thương phẩm, đồng thời giảm thiểu các tác hại từ canh tác nông nghiệp lên môi trường.
Văn phòng Bộ NNPTNT cho biết, quá trình đánh giá hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đối với các sự kiện BĐG đã tuân thủ chặt chẽ các quy định tại Thông tư 02/2014/TT-BNNPTNT.
Đây được xem là một trong các thông tư có tính khoa học và kế thừa các ưu điểm nổi bật của hệ thống hành lang pháp lý được công nhận tại các quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển trên thế giới. Đồng thời việc đánh giá đã được tiến hành bởi Hội đồng An toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, bao gồm 11 chuyên gia đầu ngành đến từ các Bộ NNPTNN, TNMT, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Công Thương.
Việc phê duyệt các giống ngô BĐG lần này cũng được kỳ vọng sẽ giúp giảm thiểu tình trạng nhập siêu ngô tăng liên tục trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này và có thể thực sự tiếp cận với tiến bộ khoa học nông nghiệp, nông dân còn phải chờ quyết định phê duyệt về an toàn sinh học của Bộ TNMT.
Nguồn: Chinhphu.vn

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.