Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-10-29 15:07:31

Tại tỉnh Hải Dương, nghề trồng dâu nuôi tằm chủ yếu tập trung ở các huyện Kinh Môn, Nam Sách, Kim Thành...Vốn đầu tư ít, nhưng nghề này mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân ở vùng đất bãi. Năm 2010, cây dâu mang lại cho người nuôi tằm ở huyện Kinh Môn 40 tỷ đồng, cao hơn nhiều loại cây khác. Tuy nhiên, nghề nuôi tằm ở tỉnh ta đang gặp không ít khó khăn do diện tích trồng dâu trong tỉnh gần đây có xu hướng giảm, sản lượng dâu giảm ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nuôi tằm. Nguyên nhân diện tích dâu giảm là do một số diện tích đất bãi dành cho phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp.

Để góp phần giải quyết khó khăn trên, năm 2013, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất dâu lai F1- VH15, F1- VH17 tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Giống dâu lai F1-VH15 do PGS.TS Hà Văn Phúc, KS. Vũ Văn Ban, KS. Ngô Xuân Bái và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu Dâu tằm tơ TW chọn tạo. Giống dâu lai F1-VH15 (3n) được tạo ra do lai hữu tính từ tổ hợp lai K9 (2n) x ĐB86 (4n). Giống có đặc điểm: chiều cao cây trung bình 2,5 – 2,9 m , thân màu xanh nhạt, bì khổng nhỏ, cành nhiều, tán tương đối gọn, lá to, dầy, màu xanh đậm, khả năng giữ nước tốt, tươi lâu. Năng suất lá đạt 35 – 40 tấn/ha/năm, cho lá nhiều vào vụ xuân. Chất lượng lá tốt, hàm lượng protein trong lá đạt 22 – 25%, thích hợp cho nuôi tằm lớn, khả năng kháng bệnh do nấm, vi khuẩn, virus khá, chịu hạn, chịu úng tốt. Giống dâu lai F1 – VH15 thích nghi với vùng đất đồi, đất bãi các tỉnh miền núi phía Bắc. Thời vụ trồng có thể trồng quanh năm. Giống đã được trồng sản xuất tại một số tỉnh như Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang và được bà con đánh giá cao cả về năng suất và chất lượng.
Giống dâu lai F1-VH17 do  Trung tâm nghiên cứu Dâu tằm tơ TW nghiên cứu, chọn tạo. F1-VH17 là giống dâu lai F1 tam bội thể (3n), được tạo ra do lai hữu tính giữa giống dâu K10 (2n) và giống dâu ĐB86 (4n). Đây là giống dâu thích hợp cho vùng thâm canh cao ở đồng bằng sông Hồng. Dâu lai F1-VH17 nhân giống bằng phương pháp hữu tính. Chiều cao cây trung bình 2,6m, thân màu vàng nhạt, sinh trưởng khỏe, cành nhiều, tán gọn, lá to, dày, mầu xanh, khả năng giữ nước tốt. Năng suất lá ổn định, đạt trên 35 tấn/ha, cho nhiều lá vào vụ xuân, thuận lợi cho nuôi tằm kén trắng cho năng suất chất lượng cao. Chất lượng lá tốt, hàm lượng protein trong lá đạt 22-24%, thích hợp cho nuôi tằm con và tằm lớn. Khả năng chống chịu với bệnh bạc thau, rỉ sắt và vi khuẩn khá. Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất thuận như chịu hạn, chịu úng khá. Giống đã được trồng sản xuất tại một số tỉnh như Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam và được bà con đánh giá cao cả về năng suất và chất lượng.
Năm 2013, mô hình sản xuất hai giống dâu lai triển khai tại xã Nam Hưng, huyện Nam Sách và xã Lạc Long, huyện Kinh Môn với quy mô 5ha. Năm 2014, đề tài tiếp tục theo dõi sự sinh trưởng phát triển của 2 giống dâu trên và mở rộng quy mô 3ha tại xã Nam Hưng. Kết quả theo dõi mô hình cho thấy hai giống dâu lai đều sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái và canh tác của địa phương, tỷ lệ bệnh ít hơn, bản lá to hơn và dày hơn lá dâu địa phương, nhất là giống F1-VH15. Ở cả 3 vụ, 2 giống F1-VH15 và F1-VH17 đều có kích thước lớn hơn giống đối chứng; giống F1-VH15 có chiều roongj lá cao hơn giống F!-VH17 và giống đối chứng; giống F1-VH17 có chiều dài lá cao hơn giống F1-VH15 và giống đối chứng. Độ dài đốt của 2 giống mới đều dài hơn so với giống đối chứng, phản ánh độ to và dày của lá. Trong đó giống F1-VH15 tăng hơn so với giống đối chứng 115%. Sau hơn 1 năm gieo trồng, cả 2 giống dâu lai đều có năng suất lá dâu cao hơn giống đối chứng trên 30%. Khi đưa lá dâu vào nuôi tằm, năng suất kén thu được qua nuôi tằm bằng 2 giống dâu lai đều cao hơn năng suất kén thu được qua nuôi tằm bằng giống dâu trắng của địa phương. Trong đó, nuôi bằng lá dâu F1-VH15 đạt 14,1kg, giống dâu địa phương chỉ đạt 13,7kg.
Ông Mạc Đăng Mạnh, Phó phòng trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá: Nghề nuôi tằm phụ thuộc hoàn toàn vào cây dâu vì đây là nguồn thức ăn duy nhất, do đó nếu tăng năng suất lá dâu thì sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả nuôi tằm. Hai giống dâu mới đều có năng suất cao, từ 29-30 tấn/ha, tăng gấp rưỡi so với giống dâu địa phương. Chất lượng lá dâu tốt hơn, lá dày hơn, nhiều nhựa hơn nên nuôi tằm tốt hơn, thời gian hái lá nhanh hơn, thời gian cho thu lá dài nên nuôi được nhiều tằm hơn.
Ngoài những ưu điểm vượt trội về lá, giống dâu này còn có rễ ăn rất sâu, có thể đến 4-5 m. Nhờ đó, VH15 có thể trồng trên nhiều điều kiện sinh thái, đất đai khác nhau. Đặc biệt, VH15 rất thích nghi với đất vùng đất đồi, đất bãi ven sông các tỉnh miền núi phía Bắc. VH15 là giống dâu có thể trồng được quanh năm. Tuy nhiên, thời vụ trồng tốt nhất là từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Mật độ trồng thích hợp 5-6 vạn cây/ha. Lượng phân bón cho 1 ha một năm tốt nhất là từ 20-25 tấn phân hữu cơ, 2000-2500 kg phân NPK 16.5-7-7.5. Khi thực hiện đúng và đầy đủ quy trình trồng trọt này, người trồng có thể phát huy cao nhất năng suất của giống.
Anh Nguyên

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.