Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-01-28 16:33:21

      Chơi lan là một thú vui tao nhã, giúp cho con người trở lên gần gũi hơn với thiên nhiên, đáp ứng được nguồn giống cây con. Năm 2014, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ (Sở Khoa học và Công nghệ) đã đề xuất và được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương phê duyệt thực hiện đề tài: Sưu tầm, tuyển chọn, xây dựng mô hình duy trì, lưu giữ và phát triển hoa lan trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Nhằm sưu tầm, tuyển chọn, duy trì và phát triển một số giống lan có giá trị kinh tế cao đang được ưa chuộng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nhằm lưu giữ và nhân giống hoa lan Ngọc Điểm (Đai châu), lan Phi Điệp (Giả hạc) và lan Dendrobium lai tạo.

Để thực hiện đề tài một cách có hiệu quả, Trung tâm đãsửa chữa, cải tạo nhà lưới cấp 2 trên diện tích 250m2, dạng nhà lưới thiết kế cho trồng lan của một số nhà vườn, trong đó có khung treo giò lan nhiều tầng, mái che và lưới cắt giảm ánh sáng di động, có hệ thống phun mưa để giữ ẩm cho cây lan. Sưu tầm, tuyển chọn, lưu giữ một số giống lan quý và có giá trị caonhư: Lan Đai Châu (Rhynchostylis gigantea); Lan Hoàng Hậu (Cattleya), Lan Giáng Hương (Aerides), Lan Phi Điệp (Giả Hạc), Lan Thủy Tiên (lan Kiều), Lan Dendrobium công nghiệpmỗi loại 10 giò. Trung tâm cũng đã thực hiện nhân giống hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vậtLan Đai Châu, Lan Dendrobium lai tạo, Lan Phi Điệp từ 100 đến 200 bình. Xây dựng mô hình sản xuất lan thương phẩmvới quy mô 3000 cây gồm: Lan Đai Châu, Lan Hoàng Hậu (Cát lan), Lan Dendrobium công nghiệp, Lan Phi Điệp: 1.000 cây. Trung tâm đã tiếp nhận 3 quy trình nhân giống, công nghệ lưu giữ, nhân giống một số loại hoa lan bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật từ đơn vị chuyển giao. Tiếp nhận quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cho lan giống trong vườn ươm (sau khi đưa ra khỏi phòng nuôi cấy mô) từ đơn vị chuyển giao. Thực hiện cải tạo nhà lưới cấp 2 thiết kế cho trồng lan dựa trên thiết kế nhà lưới của một số nhà vườn như: Đầu tư lắp đặt hệ thống lưới đen cắt ánh sáng giảm ánh sáng 50% toàn bộ diện tích, ngoài ra còn sử dụng một phần diện tích có lưới cắt ánh sáng di động (lớp 2); Đầu tư lắp đặt mái che nilon trên mái vòm, với diện tích 135m2; Lắp đặt giàn giá treo lan, trong đó có khung treo giò lan nhiều tầng; Dựng khung, lắp đặt lưới B40 làm hàng rào bảo vệ cùng hệ thống cửa ra vào; Sử dụng bơm áp lực để tưới hoặc phun mưa giữ ẩm cho cây lan.
Các giống lan thương phẩm sau khi đưa về Trung tâm được các cán bộ của Trung tâm sử dụng dụng cụ chuyên dụng để gắn lên bảng dớn, gỗ lũa hoặc trồng vào chậu. Kỹ thuật trồng và chăm sóc áp dụng theo quy trình của Viện Sinh học nông nghiệp. Hiện tại các giống lan trưởng thành đều sinh trưởng phát triển phù hợp trong điều kiện nhà lưới cấp 2 tại Trung tâm. Tuy nhiên có 4 giò lan Giáng hương và 2 giò lan Phi Điệp phát triểm kém, nguyên nhân là do khi di chuyển các giò lan trưởng thành vào nhà lưới cấp 1 tránh bão, trong khi di chuyển gây đập vào nhau, ảnh hưởng đến lá và bộ rễ của cây. Mặt khác, khi bão qua thời tiết đột ngột nắng nóng làm cho cây bị va đập hồi phục kém, sinh trưởng phát triển chậm.Trong các giống lan, lan Phi Điệp và lan Long Tu phát sinh chồi (key) mới mạnh nhất 8-8,5 chồi mới/giò. Bản chất các giống lan đều là lan rừng nên có sức sống tốt. Tỷ lệ sống tương đối cao từ 85%-99,8%. Lan đai châu là loài lan đơn thân nên không phát sinh chồi mới.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm của mẫu cấy như môi trường cấy có đảm bảo vô trùng hay không, thao tác cấy, mức độ tiệt trùng của mẫu cấy và dụng cụ cấy, điều kiện thời tiết, khí hậu… Vì trong quá trình vận chuyển các bình gốc từ nơi cung cấp giống về Trung tâm đã xảy ra va đập, xô đẩy chai lọ, nút bông nên một vài bình gốc bị tạp nhiễm mà mắt thường không phát hiện ra. Cây ngoài vườn ươm chủ yếu bị chết giai đoạn mới đưa về từ 1-2 tháng đầu. Giai đoạn này cây còn nhỏ đang thích nghi dần với điều kiện môi trường bị thay đổi. Giai đoạn về sau cây đã thích nghi với điều kiện sống mới và bắt đầu ra rễ để lấy chất dinh dưỡng nuôi cây nên cây khỏe mạnh và giảm tỷ lệ chết. Riêng lan Phi Điệp giai đoạn đầu tỷ lệ chết ít hơn giai đoạn sau vì thời gian đầu mới bắn cây con lên bảng dớn cây vẫn còn chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi sống cây, nhưng về sau khi rễ cũ dần héo đi nếu cây không ra rễ mới để lấy được thức ăn nuôi cây thì cây sẽ khô héo và chết.
Hiện tại, trong phòng thí nghiệm của Trung tâm có 80 bình Dendrobium lai tạo, 160 bình Phi Điệp, 220 bình Đai Châu Nuôi cấy mô (và đã đưa ra ngoài vườn ươm 1000 cây lan Đai Châu, 1000 cây lan Dendrobium và 500 cây lan Phi Điệp nuôi cấy mô. Tỷ lệ sống của các giống lan ngoài vườn ươm tương đối cao: Cao nhất là Lan Đai Châu đạt 96,0%, tiếp theo là lan Phi Điệp đạt 93,9%, lan Dendrobium có tỷ lệ sống thấp nhất 82,8%. Các giống lan được nuôi cấy trong điều kiện có cường độ chiếu sáng 2000 lux trên nền môi trường VW. Với điều kiện nuôi cấy như vậy các giống lan phát triển khỏe mạnh, thân mập nhưng tăng trưởng chiều cao thân của các giống lan khác nhau thì khác nhau. Lan Phi Điệp có tốc độ tăng trưởng chiều cao thân nhanh nhất. Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 2 cây Lan Phi Điệp tăng được 0,9 cm, trong khi đó Lan Dendrobium tăng được 0,3 cm còn lan Đai Châu tăng được 0,1 cm. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 tốc độ tăng trưởng của lan Phi Điệp, Dendrobium, Đai Châu lần lượt là 2,1 cm; 1,9 cm; 0,07 cm. Lan Phi Điệp có thân cao nhất, tiếp đến là lan Dendrobium và thấp nhất là lan Đai Châu. Kết quả này phù hợp với đặc điểm sinh học của từng giống lan.Càng về sau tốc độ tăng trưởng chiều cao thân của lan Đai Châu càng thấp còn lan Phi Điệp và lan Dendrobium càng tăng. Lan Đai Châu có lá dày nhất, dài nhất và to nhất nhưng chiều cao thân lại thấp nhất. Lan Dendrobium và Phi Điệp có thân cao hơn lan Đai Châu nhưng kích thước và chiều dài lá nhỏ hơn. Lá của lan Phi Điệp có màu xanh sẫm hơn lá của lan Dendrobium. Tốc độ tăng trưởng về số lượng lá tháng thứ 1 của lan Đai Châu chậm nhất, lan Phi Điệp và Dendrobium tương đương nhau và cao hơn lan Đai Châu. Những tháng tiếp theo tốc độ tăng trưởng số lá các giống lan khác nhau. Lan Phi Điệp tăng nhanh nhất, tiếp đến Landendrobium, sau cùng là lan Đai Châu. Đối với lan Đai Châu từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4 không tăng thêm số lá mới nào mà tập trung phát triển về chiều dài và chiều rộng của lá.
Với những kết quả nêu trên của đề tài:Sưu tầm, tuyển chọn, xây dựng mô hình duy trì, lưu giữ và phát triển hoa lan trên địa bàn tỉnh Hải Dương góp phần bảo tồn nguồn gen;nhân nhanh mô hình và sản xuất lan bản địa thương phẩm được thị trường ưa chuộng với hàng ngàn cây giống mỗi năm. Đồng thời sẽ làm nền tảng, tương lai hàng năm sẽ tạo ra một số lượng sản phẩm hoa khá lớn với chuỗi sản phẩm: Bình giống gốc Protocom, cây con, cây nhỡ và cây trưởng thành cho hoa,…Hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần mở rộng, thúc đẩy phong trào chơi hoa, cây cảnh của tỉnh Hải Dương.
Hải Ninh
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.