Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-09-15 14:58:18

Trồng cải bẹ làm dưa đã được nông dân nhiều nơi lựa chọn nhất là trong cơ cấu 4 vụ rau màu/năm vì nó có TGST ngắn( 55- 65 ngày/vụ), dễ chăm sóc, năng suất cao nên trừ chi phí, người trồng có thể thu về 5- 6 triệu đồng/sào.

Tuy nhiên, trong số những mặt hàng rau dưa trên thị trường hiện nay thì người tiêu dùng rất dè dặt và lo lắng về mức độ ATVSTP đối với thực phẩm dưa cải này. Do có TGST ngắn, người trồng lại có muốn năng suất cao, muốn rau sớm được thu hái nên đã “ tăng tốc” cho rau bằng nhiều cách sai khoa học như lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, u rê bón cho rau, sử dụng thuốc trừ cỏ cháy với nồng độ thấp để phun cho rau nhanh vàng, dùng thuốc cấm, thuốc không nhãn mác diệt trừ bọ nhảy hại cải cuối vụ... Kết quả là cải dưa bị ô nhiễm nặng về nguy cơ hóa học dưới áp lực của các biện pháp trên. Dẫn đến đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm mà nguyên nhân là do ăn dưa cải muối bị ô nhiễm.

Hiện đang là thời điểm xuống giống vụ chính rau cải bẹ( vụ thu đông), để có được những lô rau chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng, nông dân trồng cải cần chú ý tác động tích cực cho cây trồng này ở từng khâu sản xuất. Cụ thể là:

  + Chọn và xử lý đất trồng: Cải bẹ thích hợp trên những chân đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất giàu mùn, thoát nước tốt, đất có độ PH trung tính. Vì vậy, muốn có được lô rau chất lượng sau này, nông dân cần chọn và xử lý đất trồng được tốt và bổ sung vào đất rau một lượng phân chuồng nhất định( 5-7 tạ/sào BB) hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế. Đất được cày bừa kĩ, vệ sinh cỏ dại và khử trùng bằng vôi tả hoặc thuốc gốc đồng, thuốc trừ sâu đất. Muốn hạn chế nấm và vi khuẩn trong đất, tốt nhất nên xử lý đất bằng chế phẩm sinh học nấm đối kháng Tricodecma( Biobus) bằng cách trộn cùng phân chuồng để bón lót.

  Vụ thu đông, thời điểm đầu vụ hay gặp mưa lớn nên để giảm thiểu lượng cây con bị chết úng và lượng phân thất thoát do rửa trôi cần lên luống rau cao từ 20- 25cm, lên luống rộng( 1,5-1,7m), nạo vét dõng thường xuyên và đào hố kích thước 1m3 ở 2 góc ruộng chéo nhau.

  + Cách thức gieo trồng: Đầu vụ thu đông nhất là thời điểm tháng 8, khi xuống giống cải dưa hay gặp thời tiết bất lợi( nắng nóng xen kẽ mưa to). Thực tế cho thấy nếu áp dụng phương thức gieo vườn ươm rồi nhổ cây trồng ngoài ruộng sản xuất thì cây cải sau trồng rất hay bị chột hoặc chết hàng loạt khiến cho tỷ lệ sống sót các cây sau trồng rất thấp. Vì vậy, muốn khắc phục được hạn chế này nông dân cần áp dụng biện pháp gieo vãi hạt trên luống kết hợp với dặm tỉa sau này. Sau khi gieo xong cần dùng rơm rắc đều mặt luống để che phủ hạt và giữ phân lót. Lượng hạt gieo ở vụ này cũng cần nhiều hơn các vụ khác( gieo trung bình từ 0,7- 0,8 g hạt/m2).

+ Bón phân và chăm sóc: Vì cải bẹ có TGST ngắn nên để cây có dinh dưỡng, phát triển thuận lợi ngay giai đoạn đầu, nông dân cần bón lót cho ruộng một lượng phân cần thiết: 100% phân chuồng hoặc phân hữu cơ vi sinh thay thế + 100% supe lân + 30% đạm u rê + 50% kali sun phát. Nếu làm đất gieo rau vào tháng 8 tốt nhất nên sử dụng phân tổng hợp NPK 16-16-8 hoặc 13-13-13 +TE để bón lót cho rau( 5- 6kg/sào) thay thế phân đơn. Lượng phân còn lại chia làm hai lần để bón thúc rau. Lần 1 bón sau gieo 20 - 25 ngày với lượng 40% u rê + 30% kali. Lần 2 thúc cho rau sau lần 1 từ 15-20 ngày với lượng phân vô cơ còn lại( Tồng lượng phân bón vô cơ cho 1 sào rau khoảng 3,5- 5,5 kg u rê + 4,5 – 5,5 kg lân supe + 2,5 – 3kg kali sun phát).

* Chú ý:

- Để dưa cải được an toàn cho người sử dụng người trồng tuyệt đối không được lạm dụng chất kích thích sinh trưởng GA3 hoặc đạm u rê để thúc cho rau nhanh lớn. Vì làm vậy không chỉ rau bị ô nhiễm hóa học cao mà rau cũng rất dễ bị hư hại khi gặp thời tiết bất lợi hoặc bị sâu bệnh tấn công mạnh khi thân lá xanh non.

- Tuyệt đối không được sử dụng thuốc trừ cỏ cháy phun cho rau nhanh vàng để sớm thu hoạch và dễ bán. Tốt nhất vào thời kì dưa cải bắt đầu cuốn nên sử dụng phân bón kali sun phát( 0,5 lạng/bình 20l) + phân bón lá siêu vi lượng phun cho rau định kì 1tuần/lần để giúp cho rau được cứng chắc, mẫu mã đẹp, chất lượng cao và ATVSTP. Nên ngừng bón phân trước thu hoạch 7- 10 ngày.

   + Nước tưới: Cải bẹ là cây rau ngắn ngày lại có sinh khối lớn nên rất cần nước trong suốt thời gian sinh trưởng nhưng lại hay bị chết rạp khi gặp mưa úng. Do đó người trồng cần giữ ẩm thường xuyên cho rau và tiêu úng kịp thời khi mưa kéo dài. Nên sử dụng nguồn nước đảm bảo an toàn cho rau( nước không ô nhiễm) và áp dụng biện pháp tưới ngấm. Trước khi thu hoạch khoảng một tuần cần hạn chế  nước tưới đến mức thấp nhất để rau được cứng chắc, tốt cho vận chuyển và bảo quản rau, dưa sẽ giòn hơn khi ăn

      + Phòng trừ sâu bệnh: Cải bẹ thu đông hay bị các loài rệp gây hại thời điểm đầu vụ. Cho nên khi dặm tỉa không nên để cải quá dày, rậm rạp.  Ngoài ra, rau còn bị các đối tượng như sâu xanh, sâu tơ, bọ nhảy, vi khuẩn thối nhũn... gây hại. Cần lựa chọn các loại thuốc sinh học phun trừ cho rau được an toàn nhất là thời kì cuối vụ, thực hiện theo nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc BVTV.

   * Chú ý:

- Khi ruộng cải gặp mưa kéo dài hoặc nắng mưa xen kẽ, để phòng bệnh chết rạp cho cây và kích thích bộ rễ phát triển cần sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Tricodecma phun hoặc tưới cho rau đinh kì 1 tuần/lần.

 - Muốn hạn chế lượng bọ nhảy và sâu tơ gây hại cải, nông dân cần xen một lượng cây cà chua hoặc hành tỏi nhất định vào các mép luống rau khi trồng. Không được dùng thuốc cấm, thuốc không nhãn mác để phun trừ bọ nhảy hay sâu tơ hại rau nhất là thời kì cuối vụ. Những loại thuốc này không những gây ngộ độc cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng có hại cho cả người phun( thuốc BVTV xâm hại vào cơ thể người qua đường hô hấp). Tốt nhất nên nhờ cán bộ khuyến nông tư vấn kĩ thuật để phòng trừ bọ nhảy và sâu tơ hiệu quả.

   - Cần kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh hợp lý, xới xáo, vun gốc 1-2 lần/vụ, bón phân cân đối... để đạt được một kết quả cao khi thâm canh cây trồng này.

Theo Website Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Dương

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.