Lĩnh vực Nông nghiệp 2013-08-02 04:46:35

Huyện Thanh Hà hiện có gần 4.000 ha diện tích trồng vải, cây vải là nguồn thu nhập chính của nông dân Thanh Hà. Năm 2013, sản lượng vải đạt 24.000-25.000 tấn, là năm thứ 2 liên tiếp vải được mùa, được giá, là niềm vui lớn của người dân huyện Thanh Hà. 

Năm 2013, toàn huyện có 3.975 ha diện tích trồng vải, trong đó diện tích vải thiều là 2.965 ha, vải sớm là 1.010 ha. Đây là năm thứ hai, huyện Thanh Hà triển khai thực hiện dự án "Xây dựng, phát triển mô hình sản xuất vải thiều Thanh Hà đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy trình VietGAP" trên diện tích 37 ha tại 361 hộ dân hai xã Thanh Sơn và Thanh Khê. Ban chủ nhiệm Dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều, tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trực tiếp tham gia sản xuất, tổ chức hỗ trợ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tem nhãn, túi đựng cho các hộ tham gia dự án. Do thời tiết cuối vụ đông liên tục có rét đậm kéo dài nên tỷ lệ vải ra hoa cao, tỷ lệ đậu quả đạt 80%, cây vải sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất của trà vải sớm ước đạt 10-11 tấn/ha, năng suất vải thiều ước đạt 7-8 tấn/ha. Tổng sản lượng vải toàn huyện ước đạt 24.000-25.000 tấn, trong đó sản lượng vải sớm ước đạt 10.000-12.000 tấn, sản lượng vải thiều ước đạt 12.000-13.000 tấn. Trong đó, sản lượng vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 150 tấn.
Về công tác tiêu thụ vải, năm 2013 sản lượng tiêu thụ vải tươi chiếm 80-90%, còn lại 10-20% sản lượng vải được đưa vào sấy khô. Trà vải sớm do thu hoạch trước nên toàn bộ vải sớm đều tiêu thụ tươi, thị trường chủ yếu là các tỉnh phía Nam, một phần xuất khẩu sang Trung Quốc. Còn vải thiều do thu hoạch dồn dập nên một phần vải thiều được đem sấy khô, 80-90% lượng vải thiều được tiêu thụ tươi. Thị trường tiêu thụ vải thiều chủ yếu là trong nước, tập trung ở các thành phố lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương. Bên cạnh đó, vải thiều được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Úc và theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Năm 2013 được đánh giá là năm giá vải bán được cao nhất trong 10 năm gần đây, bình quân giá vải sớm đạt 17.000 - 25.000 đồng/kg, giá vải thiều bình quân đạt 10.000-15.000 đồng/kg, trong đó vải thiều sản xuất theo VietGAP đạt 15.000 - 18.000 đồng/kg.
So với vụ vải năm 2012, giá trị sản xuất của cây vải bình quân đạt 100 triệu đồng/ha, trong đó, vải sớm có giá trị cao hơn vải thiều, đạt 150-170 triệu đồng/ha. Nhiều hộ gia đình có thu nhập từ vải trên 150 triệu đồng như hộ ông Trịnh Văn Biển xã Thanh Cường, thu 170 triệu đồng từ 8 sào vải, hộ ông Lê Sỹ Ánh, xã Thanh Cường thu 150 triệu đồng từ 7 sào vải, hộ ông Lê Văn Xuân, Lê Văn Thạnh (xã Thanh Bính) đều thu nhập hơn 200 triệu đồng từ trồng vải...
Cây vải vừa được mùa vừa được giá là niềm vui lớn của người nông dân Thanh Hà nói riêng và huyện Thanh Hà nói chung. Để vải thiều luôn là cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, huyện Thanh Hà nói riêng và các cấp, các ngành nói chung cần tiếp tục khắc phục một số điểm còn hạn chế trong sản xuất và kinh doanh đối với loại đặc sản này, cụ thể như: một số diện tích vải thiều bị bỏ không chăm sóc (229 ha), diện tích vải thiều sản xuất theo VietGAP, thị trường tiêu thụ vải không ổn định... Việc giữ gìn và nâng cao giá trị cây vải thiều đặc sản cần sự đầu tư hơn nữa về khoa học kỹ thuật, phát triển thương hiệu, tuyên truyền quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại của các cơ quan quản lý và chuyên môn của tỉnh Hải Dương.
Anh Nguyên

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.