Lĩnh vực Nông nghiệp 2013-06-26 04:57:28

Ảnh minh họa: nongdan.com.vn Do chưa có quy trình kỹ thuật cụ thể, chưa chủ động nguồn thức ăn và đầu ra chưa đảm bảo nên việc phát triển nuôi rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu trên địa bàn thị xã Chí Linh cần phải thận trọng.

Theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm tỉnh Hải Dương, phong trào nuôi rắn hổ mang và rắn ráo trâu tại Hải Dương bắt đầu có từ vài năm trở lại đây. Trên thị trường hiện nay, rắn Hổ mang thương phẩm được bán với giá 500-700 ngàn đồng/con, trứng rắn Hổ mang được bán với giá 55-70 ngàn đồng/quả. Sau khi trừ các khoản chi phí, người nuôi thu lãi bình quân 200-300 ngàn đồng/con. Do lợi nhuận cao nên hiện trên địa bàn tỉnh có tới 136 cá nhân, hộ gia đình nuôi đã đăng ký lập trại nuôi sinh sản, thương phẩm 2 loài rắn hổ mang và rắn ráo trâu, trong đó riêng thị xã Chí Linh đã có trên 100 hộ, với quy mô trung bình 700-1.000 con. Rắn sinh sản với quy mô trung bình từ 700-1000 con/hộ. Có nhiều hộ nuôi tới 2.000 con, mỗi năm cho thu từ 200-300 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ rắn và các sản phẩm của rắn chủ yếu là các tỉnh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai... và đều được tiêu thụ hết.
Năm 2011, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hải Dương đã triển khai thực hiện đề tài "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn Hổ mang, rắn ráo trâu đảm bảo bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh" để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phát triển nuôi rắn Hổ mang, rắn Ráo trâu bền vững trên địa bàn thị xã Chí Linh. Đề tài được thực hiện trong hai năm 2011-2012 với 2 nội dung là: nuôi cóc làm thức ăn cho rắn; ấp nở và nuôi rắn thương phẩm.
Việc chăn nuôi cóc áp dụng theo quy trình kỹ thuật nuôi cóc sinh sản và cóc con của Khoa Nông-lâm-ngư, trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ trên quy mô 5 hộ với 300 cóc bố mẹ và 140.000 cóc con. Kết quả theo dõi sinh trưởng và phát triển của Cóc cho thấy: tỷ lệ sống của cóc nuôi thương phẩm rất thấp (khi cóc 24 tuần tuổi chỉ đạt tỷ lệ sống 2-5%) vì mắc bệnh và chết nhiều, do đó chưa thể áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm quy mô lớn đối với loài cóc.
Quy trình ấp nở và nuôi rắn thương phẩm được tham khảo tại Trung tâm sản xuất rắn Hổ mang giống tại xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) và triển khai trên quy mô 3 máy ấp trứng/3 hộ thuộc phường Cộng Hòa và Sao Đỏ, thị xã Chí Linh. Tổng số trứng rắn ấp nở là 750 quả. Phương pháp ấp nở trứng rắn bằng máy có ưu điểm là thời gian ấp nở ngắn hơn so với phương pháp ấp nở truyền thống, song mục tiêu ấp nở bằng máy để nâng tỷ lệ rắn đực có sức khỏe tốt chưa thực sự tỏ ra hiệu quả, chênh lệch giữa sử dụng máy và ấp thủ công là không đáng kể.
Sau 2 năm thực hiện đề tài trên, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã bước đầu đề xuất một số giải pháp quản lý việc nuôi sinh sản và thương phẩm hai loài rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu. Cụ thể là: Lựa chọn nguồn giống tốt tại địa phương để nuôi sinh sản; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong lai giống tránh hiện tượng lai cận huyết dẫn đến thoái hóa giống; đảm bảo điều kiện vệ sinh chuồng nuôi và vệ sinh môi trường, an toàn cho cộng đồng xung quanh; tạo nguồn thức ăn ổn định, đảm bảo cho chăn nuôi; thực hiện xử lý thức ăn dư thừa, các chất phế thải để đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh.
Trên thực tế hiện nay, nguồn cóc phục vụ nghề nuôi rắn mỗi năm lên đến hàng trăm tấn khiến lượng cóc ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm, dễ dẫn đến mất cân bằng sinh thái. Việc chủ động nuôi cóc làm thức ăn cho rắn chưa thực hiện được. Sản phẩm từ nuôi rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước không cao, chủ yếu là phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên đầu ra còn bấp bênh.
Vì vậy, Chi cục Kiểm lâm khuyến cáo: các hộ nuôi rắn cần có sự liên kết để trao đổi giống tốt, thức ăn và kỹ thuật nuôi, đồng thời cùng nhau xây dựng kế hoạch chăn nuôi phù hợp để cân bằng nguồn cung và nhu cầu về rắn Hổ mang, rắn Ráo trâu của thị trường. Người dân cần phải thận trọng trong việc mở rộng, phát triển nuôi rắn Hổ mang và rắn Ráo trâu khi chưa đảm bảo chắc chắn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Anh Nguyên

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.