Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-04-11 05:03:29

Phó giám đốc Sở KHCN Nguyễn Văn Lương thăm mô hình sắn dây tại huyện Kinh Môn. Ảnh Ninh Hải     Cây sắn dây cũng là cây trồng truyền thống có từ lâu đời tại huyện Kinh Môn với diện tích khoảng từ 400-500 ha. Cây sắn dây tại Kinh Môn đã và đang được quan tâm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, đáp ứng theo yêu cầu thị trường. Tuy nhiên, sản xuất sắn dây tại huyện Kinh Môn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống, sản xuất theo hướng tự phát, không có quy trình kỹ thuật thâm canh cụ thể, dẫn đến năng suất, chất lượng sắn dây không ổn định.

Trong năm 2012-2013, kỹ sư Nguyễn Ngọc Ngung, Phó chủ tịch UBND huyện Kinh Môn cùng các cống sự đã được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt cho thực hiện đề tài "Xây dựng mô hình thâm canh nâng cao hiệu quả sản xuất sắn dây trên địa bàn huyện Kinh Môn" nhằm giúp cho người trồng sắn dây ở đây có một quy trình nhân giống và thâm canh sắn dây cụ thể, mang tính khoa học, phù hợp với điều kiện của huyện.
Đề tài xây dựng mô hình nhân giống sắn dây tại huyện Kinh Môn với các phương pháp nhân giống bằng cách chiết mầm, giâm đoạn thân, nhân giống bằng đoạn thân khoanh tại 2 xã An Phụ và Thượng Quận với 2 giống sắn dây được chọn là sắn dây thân phớt tím và giống sắn dây thân vàng nhạt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cùng với đó, đề tài cũng xây dựng mô hình thâm canh sắn dây tại huyện Kinh Môn với quy mô 7 ha tại 5 xã An Phụ, Hiệp Sơn, Hiệp An, Hoành Sơn và Thượng Quận. Trong đó, giống sắn dây thân phớt tím 3,5 ha và giống sắn dây thân vàng nhạt 3,5 ha với thời vụ trồng là trong các tháng 3 - 4 và tháng 5 - 6. Trong 2 năm thực nghiệm 2012 - 2013, sắn dây đạt năng suất 232 tạ/ha, cao hơn 10 tạ/ha so với trồng tự do; trồng 1 ha sắn dây thu được khoảng 194,46 triệu đồng/năm.
Qua 2 năm áp dụng hiệu quả đề tài đã góp phần tăng năng suất, sản lượng lương thực, nâng cao đời sống cho người nông dân, dần tiến tới xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm sắn dây Kinh Môn. Đây là thành công của huyện Kinh Môn (Hải Dương) trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào cuộc sống, giúp nâng cao đời sống cho bà con nông dân.
Ninh Hải

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.