Lĩnh vực Nông nghiệp 2014-03-25 20:04:22

Thu hoạch dưa bở vàng thơm Số 1 tại huyện Tứ Kỳ. Ảnh Hải Ninh        Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh, sản xuất nông nghiệp cao nhất trong vùng, diện tích sản xuất rau lớn. Theo số liệu thống kê (năm 2012), diện tích sản xuất rau khoảng trên 30.750 ha, năng suất bình quân khoảng 215,64 tấn/ha và sản lượng đạt 662.336 tấn. Diện tích trồng cây rau màu họ bầu bí như: dưa Lê, dưa bở 891 ha, năng suất đạt 22,60 tấn/ha, bí xanh 1.101 ha năng suất 270,88 tấn/ha ... Trung bình một ha rau trồng cho thu nhập trung bình 100-150 triệu đồng/ha/vụ. Ở những vùng sản xuất chuyên canh các loại rau cao cấp, rau trái vụ có thể cho thu nhập cao như: xã Gia Xuyên, Lê Lợi (Gia Lộc), xã Phạm Kha (Thanh Miện), xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ), xã Đồng Gia (Kim Thành) ...

Năm 2013, được Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cho phép thạc sỹ Đoàn Xuân Cảnh đã triển khai thực hiện đề tài: Xây dựng mô hình sản xuất giống dưa bở vàng thơm Số 1 theo hướng sản xuất hàng hóa tại Hải Dương với tổng diện tích là 35 ha tại các huyện Tứ Kỳ, Kim Thành.
Giống dưa bở Vàng thơm Số 1 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tạo ra năm 2012 và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử. Giống thích hợp trồng trong vụ xuân hè, vụ hè tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng; có thời gian sinh trưởng trong khoảng 65-75 ngày, thân, lá xanh đậm, khả năng phân nhánh trung bình cho năng suất ổn định trong điều kiện đồng ruộng, đạt 28-30 tấn/ha. Quả dưa bở Vàng thơm Số 1 có dạng tròn cao, khối lượng quả đạt 1,2-1,3 kg, khi chín vỏ có màu vàng sẫm, cùi dày, màu trắng ngà, hàm lượng chất khô 5,35%, hàm lượng tinh bột 2,58%, độ Brix =4,8%, rất thơm. Giống được công nhận là giống tạm thời theo Quyết định số: 632/QĐ-TT-CLT, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Giống dưa bở vàng thơm Số 1 đã trồng thí điểm trong công thức luân canh " Rau đông xuân - Dưa bở vàng thơm Số1 - lúa mùa sớm- Rau đông sớm" và " lúa xuân - Dưa bở vàng thơm Số1- Cải bắp sớm- Sup lơ muộn". Các công thức luân canh này đều cho thu nhập từ 200- 250 triệu đồng/ha.tại một số điểm như: xã Hưng Đạo, Cộng Lạc và Kỳ Sơn huyện Tứ Kỳ, xã Gia Xuyên, Lê Lợi của huyện Gia Lộc.
Đề tài xây dựng mô hình sản xuất giống dưa bở vàng thơm theo hướng sản xuất hàng hóa tại Hải Dương được triển khai tại 2 huyện: huyện Tứ Kỳ và Kim Thành ở 2 thời vụ chính là vụ xuân hè và vụ hè với tổng diện tích mô hình triển khai là 35 ha. Vụ xuân hè, gieo hạt tháng 2 thu hoạch tháng 4 và tháng 5. Tổng diện tích mô hình 22,5 ha tại 3 xã: Hưng Đạo, Tái Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ và xã Việt Hưng thuộc huyện Kim Thành với 315 hộ tham gia. Vụ hè, gieo hạt tháng 5, thu hoạch tháng 7 trên diện tích là 12,5 tại xã Tái Sơn thuộc huyện Tứ Kỳ và xã Kim Tân thuộc huyện Kim Thành với195 hộ tham gia. Mô hình được đầu tư theo định mức hỗ trợ của UBND tỉnh Hải Dương là 50% giá trị hạt giống và các khoản chi khác, như: công tác chuyển giao, tập huấn kỹ thuật, chỉ đạo và hội thảo, tuyên truyền, ... Trong mô hình này ngoài nguồn vốn hỗ trợ theo ngân sách tỉnh. Bộ môn Cây thực phẩm (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) phẩm dùng nguồn kinh phí hỗ trợ khoa học cho các mô hình mới của đơn vị, đầu tư cho nông dân tham gia mô hình 50% số lượng hạt giống còn lại và một phần nhỏ về thuốc bảo vệ thực vật.
Vụ xuân hè: gieo hạt trong tháng 2 thu hoạch tháng 5. Tại xã Hưng đạo huyện Tứ Kỳ có 67 hộ, với tổng diện tích 6,1 ha đạt năng suất 25-30 tấn/ha, có 21 hộ, với diện tích 1,1 ha đạt năng suất > 30 tấn/ha chiếm 72% và 28% diện tích mô hình đạt năng suất 20-25 tấn/ha. Mô hình đối chứng trồng giống dưa hồng địa phương chỉ đạt năng suất 20-22 tấn/ha.
Xã Tái Sơn (Tứ Kỳ) có 104 hộ với diện tích 7,6 ha đạt năng suất 25-30 tấn/ha, chiếm 76%, có 16 hộ đạt năng suất > 30 tấn/ha, chiếm 7%. Vụ hè gieo hạt tháng 5, mô hình triển khai có 12,5 ha bao gồm 10 ha tại Tái Sơn và 2,5 ha tại Kim Tân. Trong vụ này chỉ có 13% số diện tích mô hình đạt năng suất 20-25 tấn/ha và 87% diện tích còn lại đạt năng suất 25-30 tấn/ha và >30 tấn/ha. Năng suất mô hình giống dưa bở vàng thơm số 1 đạt năng suất cao hơn năng suất mô hình đối chứng 1,4-1,5 lần. Kinh phí đầu tư cho mô hình được tổng hợp từ các hộ có năng suất cao nhất. Tổng chi phí đầu tư cao nhất cho mô hình dưa bở vàng thơm Số1 của đề tài là 2.765.000 đồng/sào, tương đương 77,42 triệu đồng/ha.
Trong vụ xuân hè mô hình tại Hưng Đạo (Tứ Kỳ) cho thu nhập 198,8 triệu đồng/ha, trừ chi phí đầu tư còn lại lãi thuần là 124,32 triệu đồng/ha. Mô hình tại xã Tái Sơn (Tứ Kỳ) cho thu nhập 202,3 triệu đồng/ha sau khi trừ chi phí đầu tư còn lãi thuần là 127,8 triệu đồng/ha. Đây là mô hình sản xuất cây rau hàng hóa ngắn ngày có thu nhập và lợi nhuận cao.
Trong vụ hè tại thời điểm thu hoạch dưa bở Vàng thơm Số 1, cây dưa lê và dưa hấu tại Hải Dương khá nhiều nên giá bán giảm 2-3 nghìn đồng/kg so với giá bán trong vụ xuân hè. Mô hình cây dưa bở Vàng thơm số 1 tại Tái Sơn và Kim Tân trong vụ hè cho thu nhập 131-143 triệu đồng/ha, trừ chi phí còn lại lãi thuần 56,52-68,52 triệu đồng/ha. Kết quả vụ xuân hè mô hình cho thu nhập cao gấp 1,65- 1,87 lần so với mô hình đối chứng. Vụ hè mô hình đề tài cho thu nhập cao gấp 1,24-1,45 lần mô hình đối chứng.
Trong thời gian triển khai thực hiện, Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức triển khai được 4 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cây dưa bở vàng thơm Số 1 cho cán bộ khuyến nông cơ sở và nông dân tại xã Tái Sơn, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ), xã Việt Hưng, xã Kim Tân (Kim Thành) với 205 lượt người tham gia.
Đề tài "Xây dựng mô hình sản xuất giống dưa bở vàng thơm Số 1 theo hướng sản xuất hàng hóa tại Hải Dương" đã bổ sung thêm giống dưa có năng suất cao, chất lượng tốt, thay thế dần các giống cũ năng suất thấp, chất lượng kém trong sản xuất. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, kỹ thuật canh tác một giống dưa mới hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người lao động, giữ vững an ninh chính trị, xã hội tốt.
Phạm Ninh Hải
Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

 

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.