Lĩnh vực Nông nghiệp 2015-06-29 14:46:57

Hiện tại, mỗi ha trồng dưa lưới có thể cho thu lãi từ 2,5 – 3 tỷ đồng/năm, hoặc với vài công đất, người trồng cũng có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm

Dưa lưới đang là mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả khá cao tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận hiện nay, tuy nhiên, do phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài nên giá hạt giống dưa lưới luôn ở mức cao chót vót.

Không chỉ dưa lưới, một số giống rau, hoa Việt Nam cũng đang phụ thuộc nhiều vào thị trường nhập khẩu khiến giá cả đầu vào khá cao. Do đó, TP.HCM đang đẩy mạnh cách chính sách phát triển ngành giống, phục vụ nền nông nghiệp công nghệ cao.

Được đưa vào trồng thử nghiệm tại Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM và Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM khoảng 2-3 năm trở lại đây, dưa lưới nhanh chóng trở thành sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi năng suất cao, có thể xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc… 

Ông Dương Hoa Xô – Phó Giám đốc Sở NNPTNT TP.HCM cho biết, hiện tại, mỗi ha trồng dưa lưới có thể cho thu lãi từ 2,5 – 3 tỷ đồng/năm, hoặc với vài công đất, người trồng cũng có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Tuy nhiên, cũng theo ông Xô, hạt giống dưa lưới hiện tại phải nhập khẩu hoàn toàn từ các nước nên giá bán rất cao, nông dân phải mua với giá từ 3.500 – 5.000 đồng/hạt giống. Hạt giống F1 được các doanh nghiệp nhập khẩu từ Nhật Bản, Hà Lan và Úc, đôi khi còn có giá cao hơn nhiều.

Để khắc phục tình trạng này, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã thực hiện lai tạo giống dưa lưới riêng cho thị trường Việt Nam. Hiện tại, các giống này đã được trồng thực nghiệm đến thế hệ thứ 4.

Thông thường, một giống mới lai tạo, đến thế hệ thứ 6, thứ 7 thì sẽ ổn định được các tính trạng, có thể nhân giống đại trà. Do đó, ông Xô cho rằng, trong 1 – 2 năm tới sẽ có giống dưa lưới nội địa với giá cả hợp lý hơn cho nông dân.

“TP.HCM cũng đang ráo riết, tích cực tạo hành lang chính sách nhằm hỗ trợ ngành giống phát triển, với mục tiêu trở thành trung tâm cung cấp giống cho nông nghiệp công nghệ cao của cả nước trong những năm tới”- ông Xô khẳng định.

Nguồn: Dân Việt

Tin khác

Phê duyệt Đề án ưu tiên 'Đẩy mạnh hoạt động Khoa học và Công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030' (09/01/2024)

Hợp tác xã đưa vải thiều Thanh Hà vào siêu thị (29/05/2023)

Cẩm Giàng phát triển thương hiệu nông sản (09/05/2023)

Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (30/05/2022)

Mô hình thương phẩm giống lúa mới Hương Bình cho hiệu quả kinh tế cao (29/05/2022)

Mô hình trình diễn quản lý hiện tượng chết đồng loạt trên dưa hấu, dưa lê (30/09/2021)

Hiệu quả từ Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh (11/08/2021)

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà (25/06/2021)

Phê duyệt đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021-2030 (24/03/2021)

Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ (26/10/2020)

Bước tiến mới trong xây dựng thương hiệu, tiêu thụ nông sản (26/10/2020)

Kết quả bước đầu phục tráng giống lúa nếp Quýt Kim Thành (05/11/2018)

Hiệu quả một số giống nhãn mới tại huyện Thanh Hà (26/09/2018)

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hiển đã đi thăm một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại các huyện Thanh Hà, Gia Lộc. (12/01/2018)

Thị xã Chí Linh: Hiệu quả mô hình sản xuất giống gà đồi phục vụ nuôi thương phẩm tại địa phương (01/10/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.