Lĩnh vực Y tế 2014-05-09 00:00:00

Tiếp xúc lâu dài với bao bì thực phẩm có thể hại sức khỏe (Ảnh minh họa) Các nhà khoa học đã liên tục đưa ra những cảnh báo về bao bì kém chất lượng hay những bao bì có chứa những hóa chất độc hại với sức khỏe của người tiêu dùng toàn thế giới. Ăn uống của con người cũng giống như ai đó hút một điếu thuốc. Hút một điếu thuốc duy nhất không có khả năng gây hại sức khỏe nhưng kéo dài suốt cuộc đời là có những tác động lũy tiến. Tạp chí Dịch tễ học và Y tế cộng đồng của Vương quốc Anh đã khẳng định điều này cũng đúng trong trường hợp của bao bì thực phẩm.

Các nhà khoa học môi trường cảnh báo trong tạp chí rằng các hóa chất tổng hợp được sử dụng trong bao bì, bảo quản và chế biến có thể gây hại cho sức khỏe con người trong thời gian dài. Nguyên nhân là do hầu hết các chất không phải là chất trơ và chúng hoàn toàn có thể xâm nhập vào các loại thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày.
Mặc dù thực tế đã chứng minh rằng những hóa chất đó đã được kiểm định và quy định tỷ lệ rõ ràng nhưng những người ăn thực phẩm đóng gói, được chế biến sẵn có khả năng mắc bệnh kinh niên khi tiếp xúc suốt cả cuộc đời với mức độ thấp của các chất này. Hiện tại, thông tin về các tác động dài hạn của chúng chưa được xác định rõ nhưng chắc chắn chúng có thể ảnh hưởng đến cả giai đoạn phát triển quan trọng của con người, chẳng hạn như trong bụng mẹ.
Tác động của chúng ảnh hưởng đến toàn nhân loại vì theo các nhà nghiên cứu, hầu hết các loại thực phẩm đều được đóng gói và toàn bộ dân số trên thế giới đều có khả năng tiếp xúc. Điều này được khẳng định là vô cùng quan trọng bởi thiếu hiểu biết chính là khoảng cách giữa khỏe mạnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Việc tiếp xúc lâu dài với các vật liệu bao bì thực phẩm hoặc FCM, chất được sử dụng trong đóng gói, lưu trữ, xử lý thực phẩm, là một điều đáng quan tâm. Nhiều chất độc hại được biết đến, chẳng hạn như formaldehyde, một chất gây ung thư được sử dụng một cách hợp pháp trong các bao bì đóng gói thực phẩm. Formaldehyde có mặt rộng rãi với tỷ lệ thấp trong chai nhựa chứa nước uống có gas và trong những hộp thực phẩm có melamine.
Ngoài ra, các chất hóa học khác có tác động phá vỡ quá trình sản xuất hormone cũng có thể được tự tạo ra trong FCM, bao gồm bisphenol A , tributyltin , triclosan , và phthalates.Trong khi đó, các nghiên cứu khoa học đối với một số các chất này đang được thực hiện và được các nhà hoạch định chính sách sử dụng trong công nghiệp sản xuất. Điều đó đồng nghĩa người tiêu dùng vẫn còn vô tình tiếp xúc với các hóa chất này hàng ngày.
Hơn nữa, các chất FCM có thể thay đổi các tế bào tái tạo, đặc biệt chúng có thể phá vỡ nội tiết tố. Mặc dù chúng không được cân nhắc và xem xét như một hóa chất có thể tiếp xúc với cơ thể người một cách thường xuyên nhưng vẫn có rất nhiều những nghi vấn về những tác động hóa học của chúng tới sức khỏe của con người.
                                                                                                       Theo VietQ.vn
 

Tin khác

Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo mối nguy hại của thuốc lá điện tử (27/07/2021)

Ứng dụng phương pháp nội soi can thiệp thắt vòng cao su trong điều trị và dự phòng chảy máu do vỡ tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan (25/06/2021)

Thực hiện tốt 5K có thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng (10/05/2021)

Đã có 7.079 người được tiêm vaccine Covid-19 (15/03/2021)

Hải Dương đã rất nỗ lực, quyết liệt và kịp thời trong chống dịch (02/03/2021)

Bộ Y tế: Ổ dịch ở Hải Dương cơ bản được kiểm soát (20/08/2020)

Malaysia phát hiện biến chủng SARS-CoV-2 nguy hiểm hơn 10 lần (17/08/2020)

Tiến sĩ Phạm Quang Thái: Hải Dương sẽ có thêm người mắc Covid-19 (17/08/2020)

Hướng dẫn xử trí trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 trong trường học (23/04/2020)

WHO công bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu (11/03/2020)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương: Ứng dụng đường mổ ít xâm lấn trong phẫu thuật thay khớp háng (25/10/2018)

Kỷ nguyên mới cho truyền máu Việt Nam (23/08/2016)

Căn bệnh ung thư phổ biến nhưng khó phát hiện nhất hiện nay (02/08/2016)

Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào (17/07/2016)

Ứng dụng sinh học phân tử (PCR) trong chẩn đoán và điều trị viêm dạ dày ở bệnh nhân nhiềm vi khuẩn Helicobacter pylori trên địa bàn tỉnh Hải Dương (26/06/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.