Khoa Học Kỹ Thuật và Công Nghệ 2015-09-15 16:12:54

Cơ quan chủ trì đề tài: Trung tâm Phát triển Đô thị và Nông thôn Hà Nội             Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Mạnh Khải  Thời gian thực hiện: 2007 - 2008  1- Mục tiêu: - Xây dựng một số mô hình ứng dụng kết hợp một số chế phẩm sinh hoá học nhằm: + Kéo dài thời gian bảo quản cho một số loại rau, quả. + Góp phần rải vụ thu hoạch và nâng cao thu nhập cho người dân. + Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Xây dựng ra các quy trình công nghệ bảo quản trước và sau thu hoạch ứng dụng trong các mô hình trên.

2- Kết quả:
Sau 2 năm triển khai, đề tài đã đạt được kết quả sau:
- Đã điều tra, khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu có liên quan để đánh giá tực trạng tình hình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau quả trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
- Đã lựa chọn được các quy trình công nghệ ứng dụng một số chế phẩm sinh hoá học cho bảo quản vải thiều, cà rốt, súp lơ, cải bắp - đưa vào áp dụng tại Hải Dượng đạt kết quả khả quan.
- Trên cơ sở lựa chọn công nghệ lý thuyết ban đầu, xây dựng 2 loại mô hình quy mô nhỏ (2007) và quy mô mở rộng (2008) bảo quản vải, cà rốt, cải bắp, súp lơ. Với tất cả các loại đối tượng rau quả, mô hình quy mô lớn luôn được sử dụng các công thức tốt nhất chọn lọc được từ mô hình quy mô nhỏ.
+ Với vải thiều: Mô hình quy mô nhỏ đã sử dụng 4 loại chế phẩm với tổng thể 10 lô thí nghiệm (10 công thức khác nhau) HVP (0,025%;0,5%); Thiên nông (0,025%; 0,5%); Kiviva (0,1%; 0,05%, 0,15%); Orchid (0,1%; 0,15%; 0,125%) và Mô hình quy mô nhỏ sử dụng 3 loại chế phẩm với tổng thể 6 lô thí nghiệm tại 2 hộ gia đình. Mỗi hộ có 3 công thức và giống nhau từng cặp một. Befgmydt 0,5%; kiviva 0,05; 0rchid 0,125%.
+ Với cà rốt: Mô hình quy mô nhỏ đã bố trí 4 lô thí nghiệm trong đó có 3 lô sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,2%, Vi ca 0,2%, Vi ca 0,2% + Ethylene và 1 lô đối chứng; Mô hình quy mô lớn sử dụng 3 lô thí nghiệm, trong đó có 2 lô sử dụng chế phẩm Vi ca 0,2%, Vi ca 0,0% + Ethylene và 1 lô đối chứng.
+ Với cả bắp: Mô hình quy mô nhỏ đã bố trí 4 lô thí nghiệm trong đó có 3 lô sử dụng chế phẩm Befgmy 0,1%; Vica 0,2%; Kiviva 0,2% và 1 lô đối chứng. Mô hình quy mô lớn sử dụng 3 lô thí nghiệm có công thức khác nhau: Vi ca 0,2%; Kiviva 0,2% và 1 lô đối chứng.
+ Với súp lơ: Mô hình quy mô nhỏ (trên diện tích 0,1 ha) sử dụng 4 lô thí nghiệm, trong đó có 3 lô sử dụng chế phẩm Befgmydt 0,1%; Vi ca 0,2%; Vi ca 0,2% và 1 lô đối chứng; Mô hình quy mô lớn (trên diện tích 7 sào), sử dụng 3 lô thí nghiệm trong đó có
2 lô sử dụng chế phẩm: Vi ca 0,2%; Vi ca 0,2% và 1 lô đối chứng.
Công thức tốt nhất bảo quản vải hiều, cà rốt, cải bắp, súp lơ mà đề tài lựa chọn:
- Vải thiều:
Trước thu hoạch: Chế phẩm sử dụng là Orchid, Kiviva và Befgmydt. Trong đó Kiviva 0,05% và Orchid 0,125% cho kết quả tốt hơn cả. Phun chế phẩm cho vải thiều trước thu hoạch 5 lần (mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày) 0rchid 0,125% hoặc Kiviva 0,05%. Thời gian làm vải chậm chín lâu nhất từ 10 - 15 ngày.
Sau thu hoạch: Mô hình đã khảo nghiệm bảo quản thử với 2 trường hợp: sử dụng chế phẩm dau đó bảo quản ở chế độ thường và chế độ lạnh 1-50C.
+ Chế độ bảo quản ở nhiệt độ thường: chỉ áp dụng cùng 1 loại chế phẩm Benomyl 0,2% cho 3 lô thí nghiệm với 3 chế độ thời gian khác nhau ( 1, 2 và phút), lưu giữ trong điều kiện nhiệt độ phòng 250C. Kết quả cho thấy vải giữ được từ 3 – 4 ngày. Trong đó chế độ 2 phút tốt nhất.
+ Chế độ bảo quản lạnh: Kết hợp với phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp sau thu hoạch có sử dụng chất chống nấm Benomyl 0,2% (2 phút). Nhúng chế phẩm Befgmydt – nồng độ 0,5% (30 – 40 giấy); Hoặc tỷ lệ 0,2% (1 – 1,5 phút) bao gói trong túi PE kéo dài thời gian bảo quản vải từ 30 – 35 ngày. Ngoài ra các công thức sau đây cũng cho kết quả tốt:
* Cà rốt:
- Trước thu hoạch: Vi ca 0,2%, hoặc Vi ca 0,2%+ Ethylene phun 2 lần trước thu hoạch; lần 1 vào thời gian trước khi thu hoạch củ 60 – 70 ngày; Lần 2 vào thời gian trước khi thuc hoạch củ 10 – 15 ngày.
- Sau thu hoạch: Befgmydt 0,2%, nhúng 1-1,5 phút; hoặc Befgmydt 0,5% nhúng trong 30 - 45 phút, để ráo tự nhiện, bao gói bằng túi PE 0,01 mm và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 1-50 C, độ ẩm 90 – 95%/.
* Cải bắp:
- Trước thu hoạch: Vi ca 0,2%, Giberelin (5ppm) phun 2 lần.
- Sau thu hoạch:
 Befgmydt (0,5%) nhúng 30 – 45 giây
 Befgmydt (0,2%) nhúng 1 phút
 Befgmydt (5ppm) + Viben C (0,1%) nhúng 1 - 1,5 phút
 Befgmydt (5ppm) – nhúng 1 – 1,5 phút
* Súp lơ:
- Trước thu hoạch: Sử dụng Vi ca hoặc kiviva nồng độ dung dịch 0,2% phun 2 lần.
- Sau thu hoạch: Sử dụng Befgmydt 0,5% (250 ml pha trong 50 lit nước) nhúng 30 – 40 giây; hoặc 0,2% (100ml chế phẩm pha trong 50 lít nước), nhúng 1 – 1,5 phút, để thật ráo nước tự nhiên kết hợp bao gói và giữ trong kho lạnh 1 – 50C độ ẩm 90 – 95%.
Trong quá trình theo dõi mô hình bảo quản vải thiều, cà rốt, súp lơ, bắp cải, đề tài đã lấy mẫu phân tích sản phẩm sau bảo quản, kết quả đều cho thấy chất lượng dinh dưỡng của các mẫu sử dụng chế phẩm như đã lựa chọn nêu trên đều đạt chất lượng tốt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên các mẫu không vượt quá tiêu chuẩn quy định vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo đánh giá mô hình khảo nghiệm đề tài,cho thấy quy trình sử dụng chế phẩm sinh hoá bảo quản vải thiều, súp lơ, cải bắp, cà rốt là hoàn toàn có thể thực hiện đơn giản mà mọi người nông dân đều có thể thực hiện được, đồng thời nó đem lại giá trị lợi nhuận kinh tế cao hơn các sản phẩm cùng loại tiêu thụ mà không sử dụng chế phẩm.
Quy trình xử lý chế phẩm trước thu hoạch đối với cả 3 loại: súp lơ, cải bắp, cà rốt đều thực hiện các bước cơ bản như nhau. Tuy nhiên, trong 3 loại rau này, sản phẩm cà rốt luôn đạt được sự ưu thế hơn cả, từ lợi ích về kinh tế đến giá trị thời gian vì những đặc điểm sau:
- Do thân cà rốt cũng đã tự bảo quản được dài ngày trong điều kiện thường.
- Từ khâu sơ tuyển sản phẩm, đến xử lý chế phẩm, rau quả đều phải qua một công đoạn để làm khô tự nhiên. Công đoạn làm khô này rất dễ dàng đối với cà rốt, do đặc điểm cà rốt có bề mặt trơn, không ngóc ngách, không giữ nước sau khi nhúng chế phẩm
- Đối với súp lơ và cải bắp thì phức tạp hơn. Với 2 loại này, nước dung dịch chế phẩm khó thoát ra ngoài nên người bảo quản mất nhiều thời gian trong quá trình làm khô tự nhiên, Mặt khác, gặp phải điều kiện thời tiết không thuận lợi, việc làm khô tự nhiên có thể khó khăn hơn và vì thế dẫn tới việc bảo quản không thành công..
Nhìn chung qua 2 năm thực hiên, đề tài đã đáp ứng các nội dung và yêu cầu của mô hình quy mô lớn.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Kết quả ứng dụng khoa học của đề tài là cố gắng đóng góp cho quá trình phát huy thành quả khoa học công nghệ mới, trợ giúp nông dân và doanh nghiệp trong khâu bảo quản sản phẩm rau quả tốt sau thu hoạch, nhằm góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tỉnh, từng bước thúc đẩy nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại, chuyển dịch cơ cấu cây trồng có năng suất chất lượng cao, hình thành đồng bộ vùng chuyên canh hàng hoá tập trung, chuyên canh, phù hợp với định hướng phát triển sản xuất, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ.

Tin khác

Chiếc máy mỗi giờ trồng được 5ha sắn (31/07/2024)

Thử nghiệm hệ thống phối trộn, đồng nhất vật liệu rời (30/07/2024)

Kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản Bánh Gai Ninh Giang (26/03/2023)

Mạng và các hệ thống thông minh - ICISN 2023 (22/03/2023)

Một công ty khởi nghiệp Mỹ đã phát minh lại bánh xe ô tô theo đúng nghĩa đen. Họ phát triển một loại bánh xe mới giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng lốp cao su gây ô nhiễm. (25/10/2021)

Công cụ mới trong hoạch định chính sách khoa học và công nghệ (15/03/2021)

Lưu ý khi dùng đèn sưởi nhà tắm (22/01/2021)

Khai mạc vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2019 (07/05/2019)

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương (11/01/2016)

Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR xử lý rơm, rạ thành phân bón.. (06/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/01/2016)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu... (05/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

“Xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển một số giống chè mới thay thế diện tích vải, chè cũ kém hiệu quả trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác của Hội LHPN tỉnh (28/10/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.