Khoa Học Nông Nghiệp 2015-09-15 08:06:41

Cơ quan chủ trì đề tài:  Viện Cây lương thực - CTP Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Văn Nhân     Thời gian thực hiện: 2007 - 2008 1- Mục tiêu: - Xác định thành phần nấm bệnh trên hạt giống lúa tại địa bàn tỉnh Hải Dương; xác định ảnh hưởng của bệnh trên hạt đến chất lượng gieo trồng (tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ chất mầm)

2- Kết quả:
2.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất giống lúa tại nông hộ và XN giống lúa trong tỉnh.
- Kết quả điều tra tình hình sản xuất giống tại các hộ ở 3 huyện và 6 trang trại sản xuất giống cho thấy: các giống chủ yếu là Q5, khang dân..., ngoài ra còn có một số giống khác: Xi23, nếp xoắn, IR 352, tẻ thơm, nếp 415, Bắc Thơm số 7, AC5, P6, Mộc Tuyền...Các quy trình sản xuất giống không được nông dân thực hiện đầy đủ, đa số nông dân đổi giống cho nhau, một soosits cũng mua giống nhưng để 2, 3 vụ mới mua lại. Không hộ nông dân nào xử lý hạt trước khi gieo.
- Thuốc trừ sâu bệnh và thuốc trừ cỏ được 100% nông dân sử dụng. Đây là nguy cơ dẫn tới ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
2.2. Kết quả giám định bệnh trên hạt trên các mẫu giống.
Để kiểm tra mức độ nhiễm bệnh trên hạt giống, đã tiến hành kiểm tra bằng phương pháp Blotter, nuôi cấy môi trường dinh dưỡng để xác định thành phần bệnh hại trên hạt giống lúa thu thập tại địa bàn Hải Dương.
Tất cả các mẫu giống (100%) thu được tại Hải Dương đều bị nhiễm nấm bệnh ở các mức độ khác nhau. Vụ mùa xác định được 10 loài nấm, vụ xuân xác định đượ 13 loài nấm gây bệnh. Các loài nấm phổ biến là: đốm nâu (Curvularia Lutana, Cur), Đốm vòng (Alternaria Padwickii, A,p), Tiêm lửa (Bipolaris oryae, B,o), lúa von (Fusarium moniliforme, F,m), thối bẹ lá đòng (Sarocladium oryzae, S,o), khô đầu lá (Mycrodochium oryzae, M,o)... Ngoài ra còn có các loài khác như: Aspergillus flavus (A,f), Tilletia barclayana...
Tỷ lệ bệnh trên các giống là khác nhau: cao nhất là các giống Nếp, Q5, bao thai, DDB1; không có giống nào có khả năng kháng bệnh.
2.3. Ảnh hưởng của bệnh trên hạt tới chất lượng hạt giống.
Bệnh trên hạt ảnh hưởng lớn đến chất lương hạt giống: tỷ lệ nhiễm nấm bệnh tương quan thuận với tỷ lệ hạt không nảy mầm (r:0,18; n:82; 0,1); tỷ lệ nhiễm nấm bệnh tương quan thuận với tỷ lệ hạt chết mầm (r:0,26; n:82; 0,05).
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Các biện pháp hạn chế bệnh cần được nghiên cứu tiếp và phổ biến đến người sản xuất giống. 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.