Khoa Học Nông Nghiệp 2015-10-29 09:22:43

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU   Tên Báo cáo KQNC*: "Sản xuất thử giống đậu tương Đ2101 và Đ8 ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh" Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ           ¨ Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): NN.08.TTKN.11 Thời gian thực hiện:      2011 Cơ quan thực hiện: Cơ quan chủ trì đề tài*:  Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng Hải Dương

Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh HD

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Nguyễn Thị Thủy         Học hàm, học vị:                     Giới tính:  Nữ

Đồng Chủ nhiệm:                                     Học hàm, học vị:                         Giới tính:  Nam/Nữ

Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:

Họ và tên:  Hoàng Minh Tú              Học hàm, học vị:                                Giới tính:  Nam

Họ và tên: Lê Thị Bảy                      Học hàm, học vị:                                 Giới tính:  Nữ

Họ và tên: Phạm Thị Uyên               Học hàm, học vị:                                 Giới tính:  Nữ

Họ và tên: Nguyễn Trọng Đằng       Học hàm, học vị:                                 Giới tính:  Nam

Hình thức đánh giá:        ¨Nghiệm thu                  ¨Tổng kết

Đánh giá xếp loại:      ¨Xuất sắc       ¨Khá        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:   12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:                               Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt Báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình sản xuất thử 2 giống đậu tương Đ2101 và Đ8, đánh giá khả năng thích ứng của giống đậu tương Đ2101 và Đ8 trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật gieo trồng 2 giống đậu tương Đ2101 và Đ8 để áp dụng vào sản suất.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

2-      Kết quả:

 Xây dựng mô hình sản xuất thử hai giống đậu tương Đ2101 và Đ8

Quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện

            Tổng diện tích: 30 ha

            Vụ xuân: 08 ha

            Vụ hè: 07 ha

Vụ đông: 15 ha

            - Địa điểm thực hiện: Xã Cộng Hoà huyện Kim Thành, xã Lê Ninh huyện Kinh Môn, xã Nhân Huệ thị xã chí Linh.

            - Thời gian thực hiện: Năm 2011

Các chỉ tiêu kỹ thuật theo dõi, đánh giá

            - Đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, thời gian sinh trưởng.

            - Khả năng chống chịu sâu bệnh hại chính và các điều kiện bất thuận.

            - Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất thực thu

Biện pháp kỹ thuật áp dụng

            - Chọn giống đối chứng: Sử dụng giống đậu tương đang được trồng phổ biến tại địa phương trên thửa ruộng cạnh mô hình làm ruộng đối chứng

 - Quy trình ban dầu để áp dụng xây dựng mô hình sản xuất thử giống Đ2101, Đ8

            Trên cơ sở kết quả đã nghiên cứu của cơ quan tác giả và cơ quan khảo nghiệm cùng với đúc kết kinh nghiệm. Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng Hải Dương đã đưa ra biện pháp kỹ thuật để áp dụng cho sản xuất thử hai giống đậu tương Đ2101 và Đ8 như sau:

            * Kỹ thuật trồng        

- Thời vụ gieo trồng: + Vụ xuân: gieo từ 20/2 đến 01/3

                                        + Vụ đông: Gieo từ 15/9 đến 25/9

- Mật độ: 20-30 cây/m2 cho vụ xuân, 40-45 cây/m2 cho vụ đông

- Phân bón: cho 1 ha

            + Đạm ure: 85-90kg

            + Supe lân Lâm thao: 300-310 kg

            + Kali clorua: 80-85 kg

            + Vôi bột: 300-400 kg (đối với đất chua)

            Cách bón: Bón lót toàn bộ phân lân + ½ lượng đạm và ½ kali

                               Bón thúc ½ lượng đạm và ½ kali, kết hợp vun xới lần 2

- Chăm sóc: + xới nhẹ lần 1 khi cây có 1-2 lá kép.

- Xới vun lần 2 khi cây chuẩn bị ra hoa

- Tưới nước: Thường xuyên giữ ẩm cho đất trong quá trình sinh trưởng, phát triển, đặc biệt giai đoạn cây con và ra hoa đậu quả đến chắc.

- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc theo hướng dẫn của ngành BVTV

- Thu hoạch: Khi cây có khoảng 2/3 số quả già trên cây vỏ quả chuyển sang màu vàng, nâu xám.

Kết quả thực hiện mô hình

- Tình hình sinh trưởng và phát triển của giống đậu tương Đ2101 và Đ8 trong năm 2011

Nhận xét: Trong vụ xuân giống Đ2101 sinh trưởng phát triển tốt chiều cao cây tại các điểm 60,2 -64,2cm, thời gian sinh trưởng 120 ngày đối vụ xuân ngắn hơn giống DT84 đối chứng 6-10 ngày. Giống Đ8 sinh trưởng phát triển tốt, chiều cao cây trung bình 85 cm, thời gian sinh trưởng vụ xuân là 125 ngày, ngắn hơn đối chứng 5 ngày.

Trong vụ hè thu đối với giống Đ8 có thời gian sinh trưởng là 88 ngày ngắn hơn giống DT84 đối chứng là 2 ngày.

           Về khả năng chống chịu: Cả hai giống Đ2101 và Đ8 nhiễm bệnh gỉ sắt, đốm nâu ở mức độ nhẹ. Không ảnh hưởng tới năng suất.

           Khả năng chống đổ tốt, không bị tách quả khi chín.

Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của 2 giống Đ2101 và Đ8 trong vụ xuân và vụ hè năm 2011 tại các điểm

Các yếu tố cấu thành năng suất củagiống Đ2101

            Qua kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử tại các điểm cho thấy: Giống đậu tương Đ2101 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ quả 3 hạt cao, các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn giống được trồng phổ biến tại địa phương. Về năng suất đều cao hơn giống DT84 cả hai điểm. Năng suất lý thuyết trung bình tại hai điểm đạt 29,13 tạ/ha đều cao hơn năng suất lý thuyết của giống đối chứng DT84.

Năng suất thực thu giống đậu tương Đ2101

            * Tổng hợp năng suất thực thu giống đậu tương Đ2101 của các hộ nông dân trong vụ xuân tại các điểm như sau:

            Mô hình sản xuất thử giống Đ2101 vụ xuân tại 2 điểm xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành) và xã Nhân Huệ (thị xãChí Linh) với quy mô 07 ha. Trong đó tại xã Cộng Hoà 03 ha và tại xã Nhân Huệ 04 ha. Về năng suất của giống Đ2101 tại các điểm có sự chênh lệch không đáng kể.

Các yếu tố cấu thành năng suất củagiống Đ8

            Qua kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử tại các điểm cho thấy: Giống đậu tương Đ8 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ quả 3 hạt cao, các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn giống được trồng phổ biến tại địa phương. Về năng suất đều cao hơn giống DT84 cả hai điểm. Năng suất lý thuyết trung bình vụ xuân tại xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành) đạt 31,85 tạ/ha, Vụ hè tại xã Lê Ninh (huyện Kinh Môn) đạt 23,47 tạ/ha đều cao hơn năng suất lý thuyết của giống đối chứng DT84.

Năng suất thực thu giống đậu tương Đ8

            Tổng hợp năng suất thực thu giống đậu tương Đ8 của các hộ nông dân trong vụ xuân, vụ hè tại các điểm như sau:

            Mô hình sản xuất thử giống Đ8 vụ xuân tại xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành) và vụ hè tại xã Lê Ninh (huyện Kinh Môn) với quy mô 08 ha. Trong đó tại Cộng Hoà 01 ha và tại Lê Ninh 07 ha.

            Tại xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành) năng suất bình quân đạt 24,78 tạ/ha cao hơn đối chứng DT84 là 2,41 tạ/ha, nhóm hộ có năng suất cao chiếm đa số, nhóm hộ có năng suất thấp dưới 23,61 tạ/ha chỉ có 2 hộ chiếm 11,1% tổng số hộ.

Qua kết quả thực hiện mô hình sản xuất thử tại các điểm cho thấy: Giống đậu tương Đ2101 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ quả 3 hạt cao, các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn giống được trồng phổ biến tại địa phương. Về năng suất đều cao hơn giống DT84 cả hai điểm. Năng suất thực thu bình quân đạt 22,39-23,4 tạ/ha cao hơn đối chứng DT84 từ 11,3-13,5%. Giống đậu tương Đ8 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ quả 3 hạt cao, các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn giống được trồng phổ biến tại địa phương. Năng suất thực thu bình quân vụ xuân đạt 24,78 tạ/ha cao hơn đối chứng DT84 là 10,7%, vụ hè năng suất bình quân đạt 20,59 tạ/ha, cao hơn đối chứng DT84 là 13,7%.

Qua kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy:

- Về thời vụ:Thời vụ thích hợp cho cả hai giống đậu tương Đ2101 và Đ8 :
            Vụ xuân: 20/2-25/2

Vụ hè: 30/5-15/6

- Về mật độ:

Vụ xuân: 25 cây/m2

Vụ hè: 20 cây/m2

- Phân bón: Đạm: 3 kg/sào; Su pe lân: 15 kg/sào; Ka ly clorua: 3 kg/sào.

           Qua 1 năm thực hiện đề tài sản xuất thử giống đậu tương Đ2101 và Đ8 đã tổ chức được 6 lớp tập huấn với 399 đại biểu tham dự. Tổ chức 01 buổi hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình tại xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành), tuyên truyền trên đài truyền hình và báo Hải Dương, xây dựng băng tuyên truyền khoa học kỹ thuật, đăng trên tạp chí Khoa học Công nghệ và môi trường của tỉnh, đăng trên trang Web của Sở Khoa học và Công nghệ.

             Giống đậu tương Đ2101 và Đ8 đã được sản xuất thử ở một số địa phương trong tỉnh như: xã Cộng Hoà (huyện Kim Thành), xã Nhân Huệ (thị xã Chí Linh); xã Lê Ninh (huyện Kinh Môn). Qua một năm thực hiện mô hình đã thu được kết quả tốt, giống mới có thời gian sinh trưởng ngắn, chống đổ tốt, sạch sâu bệnh, sai quả, tỷ lệ quả chắc cao, tỷ lệ quả 3 hạt cao, được bà con nông dân chấp nhận.

Các chỉ tiêu cấu thành năng suất của giống Đ2101 và Đ8 ở cả 2 vụ xuân và hè thu thu đều cao hơn giống đối chứng DT84. Giống đậu tương Đ2101 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ quả 3 hạt cao, các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn giống được trồng phổ biến tại địa phương. Về năng suất đều cao hơn giống DT84 cả hai điểm. Năng suất thực thu bình quân đạt 22,39-23,4 tạ/ha cao hơn đối chứng DT84 từ 11,3-13,5%. Giống đậu tương Đ8 sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ quả 3 hạt cao, các yếu tố cấu thành năng suất cao hơn giống được trồng phổ biến tại địa phương. Năng suất thực thu bình quân vụ xuân đạt 24,78 tạ/ha cao hơn đối chứng DT84 là 10,7%, vụ hè năng suất bình quân đạt 20,59 tạ/ha, cao hơn đối chứng DT84 là 13,7%.

Vụ đông năm 2011 do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất thường nên mô hình không thực hiện được. Các chỉ tiêu kỹ thuật của hai giống đậu tương Đ2101 và Đ8 không có số liệu theo dõi, vì vậy đề tài không có kết luận đánh giá mô hình trong vụ đông.

Mô hình sản xuất thử giống đậu tương Đ2101 và Đ8 được mở rộng góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tận dụng đất đai phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất, góp phần giải quyết việc làm cho nông dân. Đặc biệt trồng đậu tương vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa có tác dụng cải tạo đất.

Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Tại xã Cộng Hoà huyện Kim Thành, xã Lê Ninh huyện Kinh Môn, xã Nhân Huệ thị xã Chí Linh

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.