Khoa Học Nông Nghiệp 2015-09-15 08:00:01

Cơ quan chủ trì đề tài:  Công ty giống cây trồng Hải Dương Chủ nhiệm đề tài: KS. Trịnh Huy Đang     Chức vụ: Giám đốc  Thời gian thực hiện: 2007 - 2008 1- Mục tiêu: - Điều tra, sưu tầm, tuyển chọn, duy trì nguồn giống cây ăn quả quý hiếm trong và ngoài tỉnh.

- Áp dụng phương pháp ghép để nhân nhanh giống cây ăn quả trên cơ sở nguồn giống quý, thu nhập ổn định.

- Tiếp thu công nghệ sinh học nhân giống cây ăn quả theo hệ thống gắn thẻ, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ cho sản xuất.

2- Kết quả:

1. Kết quả điều tra thu thập tuyển chọn nguồn cây ăn quả quí hiếm.

- Tỉnh Hải Dương.

Diện tích tự nhiên: 1.662 km2; Dân số 1.689.200 người. Hải Dương có diện tích cây ăn quả khá lớn gần bằng 1/3 diện tích trồng cây lương thực (trên 21000ha), nhiều huyện có vùng tập trung điển hình là vùng trồng vải thiều Thanh hà, Chí Linh. Ngoài ra còn có nhiều loại cây ăn quả có nguồn gen quí: na dai Chí Linh, cam tiến vua Tứ Kỳ, Hồng xiêm Thanh Hà.

Diện tích trồng vải là chủ lực. Giống vải thiều Thanh hà có nguồn gốc từ vải tổ Thanh Sơn, còn lại là các giống vải khác như: giống vải chín sớm Thanh Hà (sớm hơn so với vải thiều chính vụ từ 5-15 ngày), giống vải thiều muộn Tứ Kỳ, Thanh Hà (muộn hơn so với vải thiều chính vụ từ 10-20 ngày. Đây là giống được đánh giá có triển vọng kéo dài vụ vải được tuyển chọn, để nâng cao chất lượng mở rộng diện tích.

- Tỉnh Hà Tây.

Diện tích tự nhiên: 2.142,75 km2; Dân số 2.237.104 người. Tổng diện tích cây ăn quả của Hà Tây gần 9.000 ha tập trung chủ yếu ở lưu vực các sông và vùng đồi gò. Có nhiều giống cây ăn quả quí hiếm như Hồng Yên Thôn, cam Canh, hồng xiêm Xuân Đỉnh, bưởi Diễn, và nhãn muộn. Hiện nay 2 giống nhãn muộn và bưởi Diễn là những giống cho hiệu quả kinh tế cao đang được tỉnh quan tâm phát triển.

Giống nhãn muộn có diện tích khoảng 2.000 ha. Năm 1997, 1998 Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xác định Hà Tây có 2 dòng nhãn muộn ở vùng sông Đáy thuộc xã Đại Thành, huyện Quốc Oai và xã Phương Viên, huyện Hoài Đức. Dòng nhãn chín muộn Đại Thành đã được nhà nước công nhận có tên mang mã số HTM-01 được đánh giá có chất lượng và thời gian thu hoạch muộn nhất ở miền Bắc.

- Hà Nội.

Diện tích tự nhiên: 920,97 km2; Dân số 3.398.889 người. Giống bưởi Diễn là cây đặc sản của Hà Nội. Diện tích đạt gần 700 h. Đây là giồng bưởi được khẳng định chất lượng và hiệu quả kinh tế, khả năng phù hợp sinh thái rộng.

- Tỉnh Hưng Yên.

Diện tích tự nhiên: 932,09 km2; Dân số 1.100.000 người. Hưng Yên có diện tích cây ăn quả khoảng 10.000 ha. Ngoài cây nhãn đặc sản, cây ăn quả ở đây rất đa dạng như các giống cam, quýt, táo...

Cây nhãn đặc sản hiện nay có diện tích khoảng 3000 ha. Năm 2004 tỉnh đã tiến hành bình tuyển giống nhãn thuần, nhãn lồng Phố Hiến và những giống nhãn được chọn lọc của cơ quan khoa học, nhà vườn. Nhờ vậy đến nay toàn tỉnh đã có gần 40% diện tích gióng đảm bảo chất lượng đang kinh doanh và trồng mới. Những giống nhãn đó là:

+ Giống nhãn Lồng: có đặc điểm quả to (60-70 quả/kg), tỷ lệ thịt quả trên 65%, thơm, ngọt trugn bình.

+ Giống nhãn Hương Chi: được chọn lọc từ tập đoàn nhãn Phố Hiến. Quả trung bình (70-80 quả/kg), tỷ lệ thịt quả trên 60%, thơm, ngọt đậm, cùi giòn, năng suất cao.

Ngoài ra còn 2 giống nhãn quý hiếm: Nhãn đường phèn quả nhỏ nhưng rất ngọt, giống nhãn muộn Khoái Châu (nhãn Miền) tuy chất lượng không cao bằng Hương Chi nhưng quả to có thời gian thu hoạch muộn vào cuối tháng 8 đầu tháng 9.

- Tỉnh Quảng Ninh.

Diện tích tự nhiên 5.900 km2; Dân số gần 1.000.000 người. Qua điều tra ở 2 huyện gần với Hải Dương có 2 cây đặc sản. Cây vải sớm Hồng Long ở xã Phương Nam, thị xã Uông Bí và cây na dai thuộc huyện Đông Triều.

Cây vải sớm Hồng Long được nông dân xã chọn lọc từ nhứng năm 70 của thế kỷ trước từ tập đoàn vải sớm Thanh hà. Với đặc điểm chín sớm vào cuối tháng 3 âm lịch, được đánh giá là chín sớm và ngon nhất trong tập đoàn vải sớm ở Việt Nam.

Cây na dai có diện tích hàng chục ha nằm rải rác ở trong dân. Hiện nay được đánh giá rất cao do đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất, đáng quan tâm là thụ phấn hoa vào ban đêm (hoa nở vào ban đêm, thu nhập vụ Na thường trên 200 triệu đồng/ha)

2. Ghép và nhân giống.

2.1 Đầu tư vườn gốc ghép và nhân giống nhãn quí hiếm bằng phương pháp ghép.

- Đã đầu tư mua 6.000 cây nhãn gốc ghép, chăm sóc đạt tiêu chuẩn gốc ghép (đường kính ≥ 0,5 cm, chiều cao ≥ 0,15 m).

- Đã tiến hành ghép mắt nhãn Hương chi Hưng Yên: 4.000 mắt và 2.000 mắt nhãn muộn Hà Tây.

+ Thời vụ ghép: Đợt 1: Từ 20/8 đến 15/9; Đợt 2: từ 5-20/10

+ Kết quả: Tỷ lệ mắt ghép sống đợt 1: đạt 85%, đợt 2 đạt 70%.

                   Tỷ lệ đạt tiêu chuẩn cây giống 85% số cây ghép sống.

2.2. Xây dựng vườn duy trì và trồng cây ăn quả đầu dòng quí hiếm.

+ Đã sưu tầm mua và trồng đảm bảo một số cây ăn quả quí hiếm sau:

- Nhãn lồng Phố Hiến:                                                              50 cây

- Nhãn Hương Chi:                                                                   50 cây

- Nhãn muộn Hà Tây:                                                               50 cây

- Vải sớm Hồng Long (Uông Bí, Quảng Ninh):                       50 cây

- Vải thiều muộn Tứ Kỳ:                                                           50 cây

- Vải muộn Thanh Hà:                                                               50 cây

- Vải không hạt Trung Quốc:                                                     50 cây

- Vải Bạch Đường Anh - Trung Quốc:                                      50 cây

- Vải tổ Thanh Hà:                                                                     05 cây

- Bưởi Diễn: (Hà Nội):                                                              10 cây

- Cam Ngọc Lâm Tứ Kỳ:                                                           5 cây

- Hồng Xiêm Xuân Đỉnh:                                                          10 cây

- Hồng xiêm Thanh Hà:                                                              5 cây

- Na dai:                                                                                     20 cây

- Na bở:                                                                                      10 cây

Tổng số:                                                                               465 cây

+ Kết quả sau trồng: Do được trồng và chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật và trồng đảm bảo thời vụ, những cây ăn quả quí hiếm đã đạt tỷ lệ sống cao: 98%, hiện tại các loại cây sinh trưởng tốt, riêng bưởi diễn đã ra quả.

2.3- Trông xem cây ăn quả quí hiếm trong vườn vải, nhãn ghép cải tạo.

- Đã thay thế 400 cây quýt Sa Đường trông xen bằng 300 cây bưởi Diễn.

- Kết quả sau trồng: 100% cây giống trồng đều sống, hiện nay cây đã bật lộc và xanh tốt.

2.4. Ghép cải tạo giống vải thiều và nhãn thường bằng giống vải chín sớm Hồng Long và nhãn Hương Chi.

* Cưa đốn, cải tạo:

- Đã cưa đốn cải  1,2 ha vải thiều (120 cây) và cưa đốn cải tạo 0,3 ha nhãn (30 cây)    

 - Thời gian cưa đốn: 10-15/1

* Chăm sóc vườn gốc ghép cải tạo: Vườn gốc ghép cải tạo được chăm sóc đúng qui trình kỹ thuật, phòng trừ sâu ăn lá 3 lân. Kết quả sau cưa đốn 7 tháng mầm tái sinh của gốc ghép vải và nhãn đủ tiêu chuẩn để tiến hành ghép (đường kính ≥ 0,5 cm và coslas bánh tẻ)

* Thời vụ ghép.

- Thời vụ 1: Ghép từ 10 đến 30/8 (đối với ghép vải).

- Thời vụ 2: Ghép từ 25/9 đến 20/10 (đối với ghép nhãn)

* Giống vải dúng làm mắt ghép và triển khai ghép.

- Vải Hồng Long chín sớm: 120 cây x 200 mắt/cây = 24.000 mắt ghép.

- Nhãn Hương Chi và nhãn muộn Hà Tây 30 cây x 200 mắt/cây = 6.000 mắt ghép.

* Tỷ lệ sống.

- Đối với ghép vải.

Thời vụ ghép từ 10-20/8, tỷ lệ sống đạt 85%

Thời vụ ghép từ 21-30/8, tỷ lệ sống đạt 75-80%

- Đối với nhãn ghép cải tạo.

Thời vụ ghép: Từ 25/9 đến 30/9, tỷ lệ sống cao 80-85%.

Thời vụ ghép: Từ 1-20/10, tỷ lệ sống đạt 65-70%

* Tốc độc sinh trưởng của mầm.

Sau ghép 10 ngày (đối với thời vụ ghép tháng 8 đầu tháng 9): mắt ghép bật mầm.

Sau ghép 20 ngày (đối với thời vụ ghép cuối tháng 9 đến trung tuần tháng 10): mắt ghép với nảy mầm.

* Về khả năng tiết hợp với gốc ghép.

- Ghép mắt vải chín sớm Hồng Long lên gốc ghép vải thiều cho tỷ lệ sống cao 80-85%.

- Ghép mắt nhãn Hương chi lên gốc ghép nhãn thường cho tỷ lệ sống cao 85-90%.

- Ghép mắt nhãn chín muộn Hà Tây lên gốc ghép nhãn thường, đạt tỷ lệ sống 65-70%.             

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Kết quả đề tài làm góp phần thúc đẩy mở rộng diện tích cây ăn quả của tỉnh nói chung, các cây quí hiếm nói riêng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp. Thâm canh rải vụ đối với cây ăn quả, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn. 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.