Khoa Học Nông Nghiệp 2015-10-14 08:39:15

Cơ quan chủ trì đề tài: Sở NN và PTNT tỉnh HD Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Văn Tịnh       Chức vụ: PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương Thời gian thực hiện:  Năm 2008   1- Mục tiêu: - Xây dựng mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh thông qua các giải pháp tổ chức kinh tế và kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cung cấp sản phẩm thịt, trứng trong thời kỳ Việt Nam đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Đề xuất các cơ chế chính sách của UBND tỉnh trong việc chỉ đạo xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh và nhân rộng mô hình ra các địa phương trong tỉnh.

2- Kết quả:
1.1- Điều tra đánh giá hiện trạng tình hình kinh tế xã hội, tình hình dịch bệnh và công tác thú y của 3 xã thực hiện đề tài: xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh; xã Phú Điền, huyện Nam Sách; xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang.
1.2- Điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh, hiệu quả kinh tế của hộ chăn nuôi của 3 xã trên.
Đợt 1: Tổ chức điều tra 540 hộ chăn nuôi trong năm 2007. Với các chỉ tiêu, tình hình thu nhập kinh tế, số lượng đàn gia súc, tình hình dịch bệnh, phương thức tổ chức chăn nuôi, xử lý môi trường, nguyên nhân gây bệnh và việc chấp hành các văn bản quản lý Nhà nước về chăn nuôi thú y. Qua điều tra cho thấy:
- Chăn nuôi là ngành sản xuất quan trọng trong thu nhập kinh tế hộ gia đình, chiếm tỷ trọng 30 -35% trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đàn gia súc, gia cầm của 3 xã tăng trưởng chậm; chăn nuôi phân tán có xu hướng giảm.
- Năm 2007, không có dịch bệnh lớn xảy ra nhưng vẫn xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm: Tụ huyết trùng trâu bó, dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, bệnh Niuatxon ở gà gây thiệt hại kinh tế cho các hộ gia đình.
- Đã đề xuất giải pháp để thực hiện xây dựng vùng an toàn dịch gồm có:
+ Triển khai rộng rãi đến toàn dân, văn bản quản lý Nhà nước về chăn nuôi thú y để tự giác thực hiện.
+ UBND củng cố hoạt động của thú y xã. Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho thú y xã đảm nhiệm công tác thú y trong mọi hoàn cảnh.
+ UBND ra công văn chỉ đạo Ban quản lý chợ về quy hoạch vị trí bán gia súc, gia cầm tại chợ; yêu cầu chủ hộ buôn bán kinh doanh thịt và giết mổ gia súc, gia cầm, làm bản cam kết với UBND xã thực hiện nghiêm pháp lệnh thú y và các văn bản quy định của Nhà nước về phòng chống dịch bệnh.
+ UBND xã chỉ đạo cho thú y xã kết hợp với trưởng thôn và các hộ gia đình chăn nuôi định kỳ tổ chức tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, chợ và khu giết mổ gia súc, gia cầm.
Đợt II: Tổ chức điều tra 280 hộ chăn nuôi vào tháng 12/2008, để đánh giá hiệu quả sau 1 năm thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh xây dựng  vùng an toàn dịch. Số hộ điều tra đợt II là các hộ đã tham gia điều tra đợt I.
- Kết quả xử lý nguồn nước thải trong chăn nuôi đã tiến bộ rõ rệt. So năm 2008 với 2007 thải tự nhiên xã Phú Điền giảm 36,37%, xã Hoàn Hanh giảm 30% số hộ. Hầm biogas tăng, nhất là xã Cộng Hoà, toàn xã có 350 hầm đang hoạt động.
- Kết quả tiêm phòng: Đàn trâu bò đạt từ 91 – 100% số con được tiêm vacxin tụ huyết trùng và lở mồm long móng. Đàn lợn được tiêm đạt 88-91%, trong khi đó năm 2007 là 84 – 89%. Đã tổ chức tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm mới nhập đàn.
- Năm 2008, 3 xã thực hiện đề tài không có trâu bò, lợn mắc bệnh lở mồm long móng; không xuất hiện bệnh dịch tả lợn, bệnh dịch tả vịt và cúm gia cầm.
- Đánh giá mức độ thiệt hại do dịch gây ra: Năm 2008 xã Cộng Hoà có 21 hộ bị thiệt hại do gia súc, gia cầm ốm chết giảm 7 hộ so năm 2007; xã Phú Điền giảm 05 hộ, xã Hoàng Hanh giảm 6 hộ.
1.3- Đã tổ chức tập huấn cho 315 hộ chăn nuôi tiêu biểu và cán bộ chủ chốt của xã; đào tạo nâng cao chuyên môn chăn nuôi thú y và nghiệp vụ kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y viên của 3 xã thực hiện đề tài. Cấp phát tài liệu kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng bệnh gia súc, gia cầm tới 100% số hộ có chăn nuôi của xã.
1.4- Năm 2008, tổ chức kiểm soát được gia súc, gia cầm xuất ra khỏi địa phương, tổng cộng trâu bò 12 con, lợn 2.509 con, gia cầm 20.198 con; nhập mới vào nuôi lợn 2.155 con, gia cầm 19.450 con.
1.5- Đã tổ chức quy hoạch vị trí bán thịt gia súc, gia cầm; tổ chức duy trì việc kiểm tra vệ sinh thú y các quầy bán thịt tại chợ của 3 xã.
1.6. UBND xã đã xây dựng quy chế phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phổ biến để toàn dân thực hiện.
1.7- Đề tài đã đề xuất xây dựng cơ chế chính sách về thú y, trong đó đề xuất UBND tỉnh, quyết định thực hiện quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thú y xã.
1.8- Ban chủ nhiệm đề tại đã cập nhật đầy đủ thông tin về tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của 3 xã thực hiện để tài vào bản đồ kỹ thuật số năm 2007 tại Chi cục thú y.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Kết quả của đề tài đã đóng góp tích cực trong việc kiểm soát vùng dịch bệnh gia súc, gia cầm; quy hoạch vị trí bán thịt gia súc gia cầm; tổ chức duy trì việc kiểm tra vệ sinh thú ý... tại 3 địa điểm: xã Cộng Hoà, huyện Chí Linh; xã Phú Điền, huyện Nam Sách; xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, qua đó đã xây dựng được quy chế phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; các cơ chế chính sách thú y tại địa phương. Đề tài cũng đã góp phần vào việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thú y xã có thể đảm nhiệm công tác thú y trong mọi hoàn cảnh, nâng cao kiến thức chăn nuôi, phòng chống dịch các hộ chăn nuôi.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.