Bản dự thảo cuối của Tiêu chuẩn ISO 26000 về Trách nhiệm xã hội đã được thông qua

iêu chuẩn ISO 26000 đưa ra hướng dẫn về trách nhiệm xã hội sắp được ban hành là Tiêu chuẩn quốc tế vào cuối năm nay.
Bản dự thảo trước của tiêu chuẩn ISO 26000 đã nhận được 2482 ý kiến góp ý bằng văn bản và hiện đang được chỉnh sửa theo hướng đã thống nhất tại cuộc họp tại Copenhagen. Tiêu chuẩn này sẽ được chính thức công bố sau khi bản FDIS được các quốc gia thành viên bỏ phiếu thông qua trong tháng 8 và tháng 9 năm 2010, như vậy tiêu chuẩn này sẽ chính thức trở thành Tiêu chuẩn quốc tế về Trách nhiệm xã hội ISO 26000 vào tháng 11 năm 2010.

Ông Jorge E.R. Cajazeira – Trưởng nhóm công tác này đã phát biểu: "Tiêu chuẩn ISO 26000 sẽ cung cấp cho các tổ chức cả trong lĩnh vực hành chính và tư nhân một mô hình mới giúp họ thực hiện trách nhiệm xã hội đúng yêu cầu/mong đợi hiện nay. Nó còn giúp họ đạt được những lợi ích kinh tế lâu dài với chi phí xã hội tối thiểu đồng thời giảm thiểu tác động không có lợi tới môi trường".

Ông Staffan Söderberg – Phó trưởng nhóm cũng đã đưa ra tuyên bố: "Đó là một thời điểm thực sự xúc động khi 100 trang tiêu chuẩn cuối cùng cũng đã được thông qua và 400 chuyên gia, quan sát viên đã cùng đứng dậy và vỗ tay mừng thắng lợi. Nhóm công tác của ISO về Trách nhiệm xã hội đã đem đến một kết quả tuyệt vời và đã đến lúc tiêu chuẩn hướng dẫn có giá trị này được chính thức đến với thị trường và mọi tổ chức".

Tổng thư ký ISO Rob Steele nhấn mạnh rằng Tiêu chuẩn ISO 26000 là một tiêu chuẩn hướng dẫn, không phải là tài liệu kỹ thuật để chứng nhận. Ông cũng nhắc lại rằng ISO 26000 nhằm:

* Thống nhất toàn cầu về các định nghĩa Trách nhiệm xã hội (SR) và các nguyên tắc của SR
* Thống nhất toàn cầu về những nội dung cốt lõi của SR
* Hướng dẫn làm thế nào để tích hợp SR trong toàn bộ hoạt động của một tổ chức.

Nguồn tin: Trung tâm Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây