Hạ tầng chất lượng quốc gia và sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Hiện nay, hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI) được đặt mục tiêu đóng góp vào ba trụ cột (con người, sự thịnh vượng và hành tinh bền vững) trong Mục tiêu phát triển bền vững của UN (United Nations’ Sustainable Development Goals, SDGs) thông qua định hướng lại mô hình để có các phương thức tiếp cận mới rộng hơn.

Hạ tầng chất lượng quốc gia và sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Trước đây, các thuật ngữ: Đo lường, Tiêu chuẩn, Thử nghiệm và Chất lượng (Metrology, Standards, Testing and Quality - MSTQ); Tiêu chuẩn, Đảm bảo chất lượng, Công nhận và Đo lường (Standards, Quality Assurance, Accreditation and Metrology - SQAM) được sử dụng để mô tả về NQI.

Vào năm 2017, trong khuôn khổ của Mạng lưới quốc tế về hạ tầng chất lượng (International Network on Quality Infrastructure - INetQI), định nghĩa về NQI đã được chấp nhận bởi các tổ chức quốc tế như: tổ chức quốc tế về đo lường (Văn phòng Cân Đo quốc tế - BIPM và Tổ chức Đo lường Pháp định quốc tế - OIML), tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn (Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO, Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế - IEC và Liên minh Viễn thông quốc tế - ITU), tổ chức quốc tế về công nhận (Diễn đàn Công nhận quốc tế - IAF và Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm quốc tế - ILAC), Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Centre, ITC), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (United Nations Industrial Development Organization, UNIDO), Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Âu (United Nations Economic Commission for Europe, UNECE) và Ngân hàng Thế giới (World Bank, WB).

NQI là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của một nền kinh tế. NQI bao gồm các tổ chức (công và tư), hệ thống chính sách, pháp luật liên quan, khung pháp lý quy định các quy trình hỗ trợ nâng cao chất lượng, tạo môi trường minh bạch, an toàn cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình.

NQI được coi là điều kiện cần thiết để thị trường thương mại nội địa hoạt động hiệu quả. Sự công nhận quốc tế đối với NQI là yêu cầu quan trọng để thị trường thương mại trong nước có thể tiếp cận thị trường thương mại nước ngoài. Với các cấu phần đo lường, tiêu chuẩn hóa, công nhận, hoạt động đánh giá sự phù hợp và thanh tra, kiểm tra, NQI trở thành công cụ thúc đẩy và duy trì sự phát triển của các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể thấy rằng, định nghĩa về NQI (năm 2017) đã mở rộng về phạm vi của NQI. Nếu như trước đây, NQI chỉ được coi là công cụ để tạo thuận lợi cho thương mại thì hiện nay, pham vi của NQI được mở rộng đến các lĩnh vực như: sức khỏe, môi trường, bảo vệ người tiêu dùng...

Sự phát triển của NQI liên quan chặt chẽ đến hoạt động thể chế hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Để hướng tới mục tiêu “loại bỏ các hàng rào kỹ thuật” trong thương mại, điều cần thiết là các bên thương mại phải công nhận, thừa nhận lẫn nhau về các thủ tục và kết quả đánh giá sự phù hợp.

Ảnh minh hoạ

Năm 1995, tại Vòng đàm phán Uruguay, các thành viên WTO đã đồng ý về việc loại bỏ các rào cản kỹ thuật trong thương mại. Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) khuyến khích các nền kinh tế tích cực thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của các nền kinh tế khác như thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận. Trong đó, các tổ chức công nhận có vai trò quan trọng trong việc thiết lập sự tin cậy giữa các đối tác thương mại, từ đó thúc đẩy thương mại toàn cầu. Các tổ chức quốc tế về công nhận đưa ra các khung khuôn khổ thích hợp đối với các Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (ILAC-MRA) và các Thỏa thuận thừa nhận đa phương (IAF-MLA).

NQI phát triển dựa trên nền tảng tính thống nhất, chính xác về đo lường. Yêu cầu về việc thống nhất đối với các phép đo quốc tế cũng được đặt ra. Vào ngày 20 tháng 5 năm 1875, 17 quốc gia đã thống nhất một hệ thống số liệu đo lường đồng thời thành lập tổ chức riêng về đo lường, Văn phòng Cân đo Quốc tế (Bureau International des Poids et Mesures, hoặc BIPM).

Đây là tổ chức khoa học quốc tế đầu tiên được thành lập để điều phối Hệ thống Đo lường Quốc tế (IS). Trong những năm tiếp theo, các nền kinh tế ký Công ước Metre về việc thành lập các viện đo lường quốc gia (NMI). PTB (Viện Vật lý kỹ thuật Đức) ngày nay (được thành lập với tên gọi PTR vào năm 1887) ở Đức và NIST (Viện Tiêu chuẩn quốc gia Mỹ) (1901) ở Mỹ nằm trong số những NMI có vị trí hàng đầu trên thế giới. BIPM hiện có 63 quốc gia thành viên và 40 nền kinh tế liên kết.

Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp trong 150 năm qua đã định hình NQI, bắt đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên với trọng tâm là cơ khí và động cơ hơi nước. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai tập trung vào sản xuất hàng loạt. Theo đó, các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến điện khí hóa và công nghiệp hóa học bắt đầu xuất hiện. Cùng với đó là sự hình thành của các phòng thử nghiệm sinh học, hóa học. Một hoạt động đo lường hoàn toàn mới đã xuất hiện vào thời điểm đó là các phép đo hóa học.

Sau đó, công nghệ thông tin và máy tính đã thúc đẩy quá trình tự động hóa trong các quy trình sản xuất. Cùng với đó là sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba. Theo yêu cầu cao về mô hình tổ chức quản lý, trong giai đoạn này, các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia đã xây dựng và phát triển các hệ thống quản lý chất lượng cho tổ chức và doanh nghiệp.

Khác với các cuộc cách mạng công nghiệp trước, cách mạng Công nghiệp lần thứ tư có phạm vi và tốc độ tác động mạnh mẽ đến hệ thống của các tổ chức và nền kinh tế. Cuộc cách mạng này sẽ ảnh hưởng đến hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, đánh dấu sự chuyển đổi toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và lãnh đạo, cả về chiều rộng và chiều sâu. Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi NQI phải thích ứng trong tất cả lĩnh vực như mô hình Đo lường 4.0 (Metrology 4.0); mô hình Tiêu chuẩn hóa 4.0 (Standardization 4.0); mô hình Công nhận 4.0 (Accreditation 4.0).

Trong bối cảnh hiện nay, với sự xuất hiện của các hiện tượng biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 khiến nhiều người đặt câu hỏi về mô hình của các nền kinh tế trong tương lai với các vấn đề về thương mại toàn cầu, vấn đề xã hội, khủng hoảng sau đại dịch Covid-19… Theo đó, có ý kiến cho rằng các tổ chức, doanh nghiệp chỉ hướng tới vấn đề chất lượng và năng lực cạnh tranh là không đủ. Doanh nghiệp cần thiết lập mô hình phát triển kinh tế bền vững về mặt xã hội và môi trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xây dựng lại các định hướng cung cấp dịch vụ của mô hình NQI. Hiện nay, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) đang kêu gọi “tái cấu trúc” NQI. UNIDO cho rằng NQI là một công cụ tuyệt vời để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế nhưng cần có những điều chỉnh phù hợp với sự phát triển, đổi mới công nghệ, những mối đe dọa do biến đổi khí hậu, ô nhiễm, suy giảm tài nguyên và phá hủy sinh quyển... [UNIDO, Annual Report 2020].

Hiện nay, NQI được đặt mục tiêu đóng góp vào ba trụ cột (con người, sự thịnh vượng và hành tinh bền vững) trong Mục tiêu phát triển bền vững của UN (United Nations’ Sustainable Development Goals, SDGs) thông qua định hướng lại mô hình để có các phương thức tiếp cận mới rộng hơn.

Nguồn: Tạp chí Chất lượng Việt Nam (vietq.vn)


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập174
  • Hôm nay28,932
  • Tháng hiện tại1,107,783
  • Tổng lượt truy cập3,812,987
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây