Điều tra, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng an toàn về sinh thực phẩm của dịch vụ thực ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Đánh giá thực trạng chất lượng An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) của dịch vụ thức ăn đường phố và quản lý nhà nước về ATVSTP trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

- Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng về VSATTP của dịch vụ thức ăn đường phố trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

2- Kết quả:

- Đã tiến hành điều tra 588 cơ sở thức ăn đường phố (48 cơ sở tuyến tỉnh quản lý, 230 cơ sở tuyến huyện và 310 cơ sở tuyến xã quản lý), điều tra 588 người tiều dùng về thức ăn đường phố, điều tra 86 cán bộ quản lý nhà nước về ATVSTP và tiến hành  lấy mẫu thực phẩm tại 80 cơ sở (20 cơ sở tuyến tỉnh quản lý và 60 cơ sở tuyến huyện quản lý) để kiểm nghiệm các chỉ tiêu phân tích Colifrom; E coli và tụ cầu khuẩn. Toàn bộ số liệu thu được nhóm nghiên cứu xử lý bằng phần mềm PSS 10.0. Qua điều tra, đã thu được kết quả:

+ Có khoảng 18% các cơ sở thức ăn đường phố đạt được tất cả các yêu cầu về ATVSTP như về thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và điều kiện con người và có sự khác biệt đối với các tuyến quản lý, tuyến tỉnh thực hiện các yêu cầu về ATVSTP tốt hơn tuyến huyện.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các cơ sở thức ăn đường phố tuyến huyện và xã quản lý không đạt được chỉ tiêu về điều kiện ATVSTP là do quy mô nhỏ, tính chất phục vụ khách không nhu cầu cao, trong khi đó điều kiện cơ sở hạ tầng địa phương như: hệ thống cùng cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh môi trường...không đồng bộ.

- Nhận thức của chủ cơ sở tại các tuyến quản lý cũng khác nhau, tuyến tỉnh nhận thức đúng về ATVSTP hơn tuyến huyện nên việc chấp hành các quy định về ATVSTP, ý thức thực hành vệ sinh tại các cơ sở tuyến tỉnh tốt hơn tuyến dưới, thể hiện chỉ số nhiễm vi sinh vật có khả năng gây ngộ độ thực phẩm trên mẫu thực phẩm, mẫu dụng cụ chia, dụng cụ dựng và bàn tay người chế biến tại tuyến huyện cao hơn so với tuyến tỉnh.

- Nhận thức về ATVSTP tại cộng đồng còn chưa cao, cụ thể người sử dụng thức ăn đường phố chưa hiểu hết các vấn đề liên quan đến ATVSTP nên thực hành về sinh, thói quen tiêu dùng còn hạn chế. Theo nghiên cứu, người sử dụng thức ăn đường phố rất quan tâm đến ATVSTP của các thực phẩm trên thị trường và họ cũng thường lựa chọn mua thực phẩm có nguồn gốc. Người dân có đánh giá rằng thức ăn đường phố thương không đảm bảo ATVSTP nhưng thực tế vẫn thường xuyên sử dụng. Phần lớn học cho rằng thức ăn đường phố nên tồn tại vì sự tiện lợi của nó trowng đời sống xã hội.

- Công tác đảm bảo ATVSTP trên địa bàn còn có nhiều bất cập. Sự hạn chế vế kinh phí, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, nhân lực ... gây khó khăn cho công tác quản lý về ATVSTP. Bên cạnh đó, các chính sách, các quy định Nhà nước đối với lĩnh vực này còn chồng chéo. Hoạt động thanh tra, kiểm tra không hiệu quả, xử lý vi phạm hành chính chỉ mang tính hình thức không đủ sức răn đe. Công tác truyền thông và quản lý ngộ độc thực phẩm chưa cao nên hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra ngộ độ thực phẩm với quy mô lớn, nhiều vụ và số người mắc lên tới hàng trăm người.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tại địa bàn tỉnh Hải Dương.

Đơn vị thực hiện: Chi cục ATVSTP  Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài: Phạm Duy Tuyến - Chi cục trưởng 

Thời gian thực hiện: Năm 2010


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây