Không khí có khả năng tự làm sạch một phần vì các chất ô nhiễm bị ôxy hóa nhờ có các gốc hydroxyl và được làm sạch bởi nước mưa. Các nhà khoa học tại Viện Max Planck ở Mainz cùng các cộng sự tại Bắc Kinh đã khám ra gốc chính của axít nitơ cùng với ôzôn chính là nguồn gốc của các gốc hydroxyl. Theo nghiên cứu mới, khối lượng lớn axit nitơ từ dưới đất thải vào khí quyển. Trong các loại đất giàu nitơ, axít được tạo thành từ các ion nitrit sinh ra qua quá trình chuyển đổi amoni và các ion nitrat của các vi khuẩn. Đất càng có nhiều axit và chứa nhiều nitrit thì axít nitơ thải ra càng nhiều. Thông qua con đường này, một phần nitơ trong đất được bón phân thải vào không khí.
Trong số gần đây của Tạp chí Science, các nhà nghiên cứu đã mô tả cách họ chứng minh sự tồn tại của con đường trước đây bị bỏ qua trong chu trình nitơ. Họ đã đo nồng độ HONO, axít nitơ dạng khí được thải ra từ khối lượng đất canh tác xác định. Họ đã cho nitrit vào một mẫu đất và làm thay đổi hàm lượng nước. Khối lượng HONO được thải ra gần bằng số liệu ước tính của các nhà nghiên cứu dựa vào axít/bazơ và sự cân bằng độ hòa tan. Từ các kết quả nghiên cứu, các nhà khoa học có thể giải thích được lý do tại sao các nghiên cứu trước đã đo nồng độ HONO trong không khí cao hơn dưới đất nông nghiệp được bón phân. Các nhà nghiên cứu cho rằng phát thải HONO từ đất có thể gia tăng mạnh mẽ tại các nước đang phát triển do hoạt động bón phân trên diện rộng, đất bị axít hóa và tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu. Chắc chắn tình trạng này sẽ sản sinh ra nhiều gốc hydroxyl làm tăng khả năng ôxy hóa của không khí.
NASATI (8/2011)