Ảnh minh họa Những năm gần đây dịch bệnh trên đàn cá rô phi nuôi thương phẩm của tỉnh ta diễn ra phức tạp đã gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi cá nhất là 2 năm (2009-2010), là những năm đầu xuất hiện dịch bệnh, người dân chưa có kinh nghiệm trong việc phòng trị bệnh cá, năm (2011, 2012) dịch bệnh không bùng phát ở diện rộng nhưng vẫn có rải rác ở các huyện trên địa bàn tỉnh.
Dịch bệnh trên đàn cá rô phi nuôi thương phẩm thường xuất hiện vào tháng 6,7,8 hàng năm; thời tiết trong tháng 5,6 năm 2013, đã có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, trên diện rộng; tuy nhiên đến nay chưa xuất hiện dịch bệnh trên đàn cá rô phi. Nguyên nhân là do trong tháng 6;7;8 thời tiết có nhiều ngày nắng, nóng, nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước lên cao, khi nhiệt độ trên 340C kéo dài kết hợp những trận mưa đột ngột làm cho biên độ giữa nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước chênh lệch lớn, đẩy nhanh quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong ao nuôi; gây thiếu ôxy hòa tan trong môi trường nước. Những ao nuôi khó khăn về nguồn nước cấp hoặc nguồn nước cấp vào ao không đảm bảo chất lượng hay ao nuôi theo mô hình V.A.C kết hợp, trong đó sản phẩm thải từ chăn nuôi cung cấp cho ao nuôi nhiều, gây ô nhiễm môi trường nước ao nuôi. Ao nuôi thâm canh với mật độ cao; đầu tư nhiều thức ăn, khối lượng cá trong ao lớn.
Để chủ động công tác phòng chống dịch bệnh cho cá rô phi nuôi thương phẩm đạt hiệu quả cao, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi cá. Chi cục Thủy sản đưa ra khuyến cáo và các giải pháp kỹ thuật: Cung cấp đủ nước cho ao nuôi duy trì mực nước tối thiểu 1,2 mét; tăng hàm lượng ô xy hoà tan cho ao nuôi bằng cách: Tăng cường quạt khí, sục khí hoặc bơm nước vào ao nuôi thời điểm từ 3-7 giờ sáng. Bổ sung thay nước mới vào ao (từ 1/3 - 1/4), áp dụng cho những ao có nguồn nước cấp đảm bảo chất lượng; Bổ sung Vitamin tổng hợp (B complex, Vitamin C, Sữa cá) trộn vào thức ăn trong thời gian 7 ngày liên tục /01 tháng; Định kỳ dùng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước, đáy ao nuôi như: EM; Hatico; Biof; BIOTECH; SDK...; Khử trùng nước bằng Vicato (viên sủi) 15 - 20 ngày/lần, liều lượng: 01kg cho 2.500-3.000 m3 nước ao được rắc đều khắp ao.
Khi xuất hiện cá rô phi chết cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên, phát hiện sớm để có giải pháp kỹ thuật đúng sẽ hạn chế được cá chết hàng loạt; Không được bán cá khi phát hiện có dịch, không bơm nước ao cá đang bị bệnh xả thải ra môi trường, có kế hoạch thu gom cá chết xử lý theo Pháp lệnh Thú y để hạn chế nguồn lây lan dịch bệnh.
Dùng một số thuốc trộn vào thức ăn và xử lý môi trường nước: Dùng thuốc trộn kháng sinh Doxycyline trộn vào thức ăn liều lượng 25-30gam/100kg cá; hoặc Erythromixin 01 vỉ 10 viên cho 25 kg thức ăn/500kg cá cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Dùng thức ăn công nghiệp viên nổi làm ẩm, hòa thuốc vào nước cho tan trộn vào thức ăn để 15 phút sau đó dùng thuốc Tiên Đắc I (mùi tỏi) bao lấy thức ăn có thuốc để sau 15 phút cho cá ăn. Trong thời gian cá bị bệnh chỉ cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc (chiếm 1/3 - 1/4 lượng thức ăn hàng ngày). Dùng thuốc, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước như: VICATO liên tục trong 2-3 ngày.
Hiện nay tại các cửa hàng thuốc thú y trên địa bàn tỉnh có bán nhiều loại thuốc để phòng trị bệnh cá, xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản của nhiều Công ty sản xuất thuốc, do vậy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn về công tác thú y thủy sản để đảm bảo sử dụng thuốc đúng nồng độ, thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản không ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
Hải Ninh
Để chủ động công tác phòng chống dịch bệnh cho cá rô phi nuôi thương phẩm đạt hiệu quả cao, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi cá. Chi cục Thủy sản đưa ra khuyến cáo và các giải pháp kỹ thuật: Cung cấp đủ nước cho ao nuôi duy trì mực nước tối thiểu 1,2 mét; tăng hàm lượng ô xy hoà tan cho ao nuôi bằng cách: Tăng cường quạt khí, sục khí hoặc bơm nước vào ao nuôi thời điểm từ 3-7 giờ sáng. Bổ sung thay nước mới vào ao (từ 1/3 - 1/4), áp dụng cho những ao có nguồn nước cấp đảm bảo chất lượng; Bổ sung Vitamin tổng hợp (B complex, Vitamin C, Sữa cá) trộn vào thức ăn trong thời gian 7 ngày liên tục /01 tháng; Định kỳ dùng chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước, đáy ao nuôi như: EM; Hatico; Biof; BIOTECH; SDK...; Khử trùng nước bằng Vicato (viên sủi) 15 - 20 ngày/lần, liều lượng: 01kg cho 2.500-3.000 m3 nước ao được rắc đều khắp ao.
Khi xuất hiện cá rô phi chết cần kiểm tra ao nuôi thường xuyên, phát hiện sớm để có giải pháp kỹ thuật đúng sẽ hạn chế được cá chết hàng loạt; Không được bán cá khi phát hiện có dịch, không bơm nước ao cá đang bị bệnh xả thải ra môi trường, có kế hoạch thu gom cá chết xử lý theo Pháp lệnh Thú y để hạn chế nguồn lây lan dịch bệnh.
Dùng một số thuốc trộn vào thức ăn và xử lý môi trường nước: Dùng thuốc trộn kháng sinh Doxycyline trộn vào thức ăn liều lượng 25-30gam/100kg cá; hoặc Erythromixin 01 vỉ 10 viên cho 25 kg thức ăn/500kg cá cho ăn liên tục trong 5-7 ngày. Dùng thức ăn công nghiệp viên nổi làm ẩm, hòa thuốc vào nước cho tan trộn vào thức ăn để 15 phút sau đó dùng thuốc Tiên Đắc I (mùi tỏi) bao lấy thức ăn có thuốc để sau 15 phút cho cá ăn. Trong thời gian cá bị bệnh chỉ cho cá ăn thức ăn có trộn thuốc (chiếm 1/3 - 1/4 lượng thức ăn hàng ngày). Dùng thuốc, chế phẩm sinh học xử lý môi trường nước như: VICATO liên tục trong 2-3 ngày.
Hiện nay tại các cửa hàng thuốc thú y trên địa bàn tỉnh có bán nhiều loại thuốc để phòng trị bệnh cá, xử lý môi trường nước ao nuôi thủy sản của nhiều Công ty sản xuất thuốc, do vậy cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc tham khảo ý kiến của cán bộ có chuyên môn về công tác thú y thủy sản để đảm bảo sử dụng thuốc đúng nồng độ, thuốc nằm trong danh mục được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản không ảnh hưởng đến sức khỏe cá.
Hải Ninh