Các cách khử trùng nước uống đơn giản mà hiệu quả

Ảnh minh hoạ Nước luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự sống, sự sinh tồn của con người, đặc biệt là nước sạch. Việc dùng nguồn nước nhiễm bẩn sẽ gây ra những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe khi tích tụ chất độc trong cơ thể.
Tuy nhiên, một phần không nhỏ dân số Việt Nam đang dùng nước ăn lấy từ giếng khoan, nguy cơ ô nhiễm asen (thạch tín) là không nhỏ. Ngay cả một số nơi như Hà Nội, nước máy cũng bị phát hiện nhiễm chất này. Trong nước, asen là chất không mùi, không màu, không vị nên nếu không có phương tiện thử, người dân không thể biết. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình và những người thân yêu, mỗi người cần phải biết cách khử trùng nước, tạo ra nguồn nước sạch, đặc biệt là nước uống.
Thế nào là nước uống sạch?
Quan niệm về mức độ sạch của nước uống thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhận thức, phong tục, tập quán và mức độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật của các cộng đồng.
Tuy vậy, có thể nói "Nước uống sạch là nước không có màu, mùi vị khác thường gây khó chịu cho người uống, không có các chất tan và không tan độc hại cho con người, không có các vi khuẩn gây bệnh và không gây tác động xấu cho sức khoẻ người sử dụng trước mắt cũng như lâu dài".
Cách làm sạch nước uống đơn giản không dùng hóa chất
Đun sôi nước
Ðun sôi là biện pháp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trong khi đun cần phải để cho nước sôi một lúc, nhất là khi đun nước trên các vùng núi cao. Bình đựng nước đun sôi để nguội, chai hộp nước ngọt uống dở phải được đậy kín để tránh côn trùng.
Chưng cất nước
Cũng tương tự như đun sôi nước nhưng nước thu được tinh khiết hơn. Có thể nói rằng 99,9% là nước nguyên chất. Cách này cũng loại bỏ được vị và các tạp chất có trong nguồn nước. Một cách rất đơn giản cho việc chưng cất này là bạn hãy bỏ một cốc không có nước vào chính giữa một cái nồi lớn hơn nó. Đổ nguồn nước cần chưng cất vào nồi (không đổ vào cốc). Lật úp nắp nồi và đậy lên miệng, sau đó đun nước. Phần nước bốc hơi sẽ ngưng tụ và chảy theo quay nắp và nhỏ xuống cốc. Nước trong cốc sẽ là nước tinh khiết. Cách này có thể áp dụng khi bạn không có dụng cụ lọc nước hay có thể áp dụng cho nguồn nước biển.
Dùng các loại hóa chất như Clorox và Iodine
Nước Javen (Clorox), dùng loại nước tẩy không có mùi thơm (đương nhiên vẫn có mùi của chất javen) và xác định thành phần phần trăm của chất clo bằng cách đọc ở nhãn sử dụng dán trên bao bì. Nếu trên đó ghi:
Dung dịch 1%: nhỏ 10 giọt vào 1 lít nước - 40 giọt cho một gallon.
Dung dịch 4-6%: 2 giọt vào 1 lít nước - 8 giọt cho 1 gallon.
Dung dịch 7-10%: 1 giọt vào 1 lít nước - 4 giọt cho 1 gallon.
*Chú thích: 1 ml = 20 giọt (drops)
Tăng liều lượng lên gấp đôi nếu nước mờ đục hay nước quá lạnh.
Khuấy nước kỹ lưỡng và để cho nó yên. Kiểm tra nước sau 30 phút. Nước nên có mùi clo nhẹ. Nếu không, thì bạn nhỏ thêm thuốc, khuấy đều và lại để yên trong 15 phút nữa. Nếu nước có quá mạnh vị của chất clo, hãy để cho nó yên khoảng một vài giờ (không đậy nắp) hoặc đổ nước ấy qua lại giữa hai bình sạch (theo cách mà bạn thường làm nguội nước). Sau đó đổ nước đã xử lý vào thùng chứa sạch có nắp đậy.
I-ốt (iodine)
thường là dạng tinh thể hay trong thuốc có chứa tetraglycine hydroperiodide. Thông thường mỗi viên thuốc như vậy chứa 8mg chất I-ốt. Bạn có thể tìm mua chúng ở các nhà thuốc hay các siêu thị. I-ốt có khả năng tiêu diệt hầu hết (không phải là tất cả) các nguồn bệnh có trong nguồn nước sạch. Nếu bạn sử dụng dạng thuốc có chứa I-ốt thì nên đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng trước khi sử dụng vì nếu uống nước có quá nhiều chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nếu bạn sử dụng I-ốt tinh thể (Polar Pure Iodine Crystals) thì phải cẩn thận vì sự đậm đặc của nó có thể làm cháy tế bào hay gây hại mắt. Đầu tiên là đổ nước vào bình có chứa tinh thể iod, lắc cho tan và để yên một giờ. Sau đó đổ dung dịch này vào nước để xử lý. Để yên khoảng 30 phút trước khi uống. Lượng tinh thể iod có trong bình nhỏ đó đủ mạnh để xử lý gần 2000 lít (khoảng 500 galons) nước.
Sử dụng tia tử ngoại từ đèn cực tím

Lưu ý rằng, khi nước càng trong và dòng nước càng tiếp xúc lâu với tia cực tím thì hiệu quả diệt trùng càng cao.
Sử dụng năng lượng mặt trời

Sử dụng chai thủy tinh trong suốt để đựng nước cần khử trùng, mực nước cách nắp chai khoảng 5 cm. Ở thành thị thì tốt nhất là dùng nước máy, ở nông thôn nơi không có nước máy thì dùng nước giếng, tuyệt đối không dùng nước sông hay ao hồ. Phải là chai thủy tinh vì chai nhựa khi gặp nhiệt có thể phóng thích một số hóa chất có hại vào nước. Phải là chai trong suốt thì mới có thể để ánh sáng xuyên qua một cách tối đa. Đặt chai nước ở ngoài ánh sáng mặt trời. Nên nhớ là đặt chai nước trên mặt của những vật dụng có màu sậm và không bốc cháy (chẳng hạn như mặt đá), cũng không để lên mặt gỗ vì ánh sáng rọi qua mặt thủy tinh sẽ phát nhiệt rất  cao, có thể gây cháy mặt gỗ. Thời gian phơi ít nhất là : - 6 tiếng nếu mặt trời có mây che phủ dưới 50% - 2 ngày nếu 50% đến 100% bị mây che (trong trường hợp không có mưa hoặc mưa rất ít) Nếu phơi không đủ thì khi không phơi nữa, những vi khuẩn còn sót lại trong nước có khả năng sinh sôi trở lại. Nếu phơi đủ thời gian, bạn có thể an tâm dùng nước trong chai để uống vì nguồn nước đã thực sự “sạch bóng” vi khuẩn như cholera, thương hàn và các loại vi khuẩn có hại khác. 
                                                                                                     Theo VietQ.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay33,309
  • Tháng hiện tại1,331,616
  • Tổng lượt truy cập4,036,820
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây