Khoa học và Công nghệ (root) 2024-03-29 10:25:02

Ngày 26/3/2024, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức nghiệm thu Đề tài “Nghiên cứu phục tráng, khai thác và phát triển bền vững giống lúa nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn”, do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chủ trì thực hiện năm 2021 - 2023.

Sau 3 năm triển khai thực hiện, đề tài đã khảo sát đánh giá hiện trạng sản xuất, kiến thức bản địa của người dân và mô tả các tính trạng nông sinh học chính đối với giống lúa nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn. Bản mô tả giống được cơ quan chủ trì xây dựng dựa trên Quy phạm Khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống lúa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (QCVN 01-65:2011/BNNPTNT), được mô tả với 65 tính trạng thể hiện tương đồng với bản mô tả của Trung tâm Tài nguyên thực vật).

Đánh giá và chọn lọc được 1.000 cá thể G0 trong vụ Mùa 2020, chọn lọc của các tính trạng chính thế hệ G1 đã chọn được 200 dòng lúa nếp cái Hoa Vàng đạt yêu cầu từ 1.000 cá thể G1 trong vụ Mùa 2021. Chọn lọc của các tính trạng chính thế hệ G2 đã chọn được 120 dòng lúa nếp cái Hoa Vàng đạt yêu cầu từ 200 dòng G1 phục vụ cho công tác xây dựng mô hình triển khai giống lúa nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn ở các vụ tiếp theo.

Sản xuất được 4.500 kg hạt siêu nguyên chủng giống lúa nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn, trong đó 4.300 kg phục vụ triển khai mô hình, 50 kg giống được lưu giữ kho lạnh tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm và 150 kg bàn giao cho thị xã Kinh Môn để tiếp tục duy trì hạt giống gốc. Số lượng giống còn lại đã triển khai mô hình với quy mô 125 ha tại các xã/phường thuộc thị xã Kinh Môn.

Giống lúa nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn cho hiệu quả và năng suất đạt cao nhất ở thời vụ gieo từ 10 - 20/6 cấy với mật độ 20 khóm/m2 cấy 3 dảnh, tuổi mạ từ 25 - 30 ngày tuổi, với mức phân bón 1 tấn phân hữu cơ vi sinh (hoặc 8 tấn phân chuồng nếu có) + 90 kg N + 90 kg P2O5 + 70 kg K2O.

 Việc phục tráng thành công và áp dụng quy trình canh tác mới để xây dựng mô hình khai thác và phát triển bền vững giống lúa nếp cái Hoa Vàng Kinh Môn sau phục tráng với quy mô 125 ha mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với giống lúa chưa được phục tráng 8.820.000 đồng/ha tương đương với mức vượt 23,2%.

Hải Ninh

Tin khác

Hội thảo Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai (23/07/2024)

Đại hội Chi đoàn Sở Khoa học và Công nghệ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2027 (17/07/2024)

Công đoàn Sở Khoa học và Công nghệ giành giải nhì đôi nam môn cầu lông (12/07/2024)

Thành lập Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững (02/07/2024)

Phân biệt giữa Tiêu chuẩn quốc gia và Tiêu chuẩn cơ sở (02/07/2024)

Tạo hệ sinh thái nông nghiệp bền vững: Không thể không làm để đến Net Zero (18/06/2024)

Quyết tâm của các nhà khoa học giúp 'biến khó thành dễ' (22/05/2024)

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo - khơi dậy khát vọng, kiến tạo tương lai (16/05/2024)

Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, anh hùng cách mạng (10/05/2024)

Chính sách trọng dụng nhân lực khoa học và công nghệ được đổi mới cơ bản (29/04/2024)

Hưởng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới năm 2024 (18/04/2024)

Bộ nhận diện Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2024 phiên bản tiếng Việt (17/04/2024)

Thông báo đề xuất, đặt hàng các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh Hải Dương năm 2025 (26/03/2024)

Mô hình chăn nuôi đà điểu sinh sản, thương phẩm mới (21/03/2024)

Hội nghị Giám đốc Sở KH&CN toàn quốc năm 2024 (15/03/2024)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.