Thông tin các Dự án - Đề tài KHCN -0001-11-30 07:06:30

1- Mục tiêu: - Xác định sinh vật chỉ thị cho các đặc trưng môi trường thuỷ vực nuôi thuỷ sản điển hình của tỉnh Hải Dương. - Đề xuất phương pháp xác định, sử dụng sinh vật chỉ thị để đánh giá và giám sát chất lượng môi trường nước ngọt; góp phần bảo vệ môi trường. - Đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu môi trường nước vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung.

2- Kết quả:

- Năm 2009, diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của tỉnh Hải Dương lên tới là 9,897ha, diện tích nuôi chuyên cá 9,615 ha chiếm 97,15% tổng diện tích, chuyên tôm càng xanh 9,3 ha, nuôi thuỷ sản khác 32 ha và diện tích ương nuôi thuỷ sản 240 ha. Các hình thức nuôi trồng tại Hải Dương chủ yếu theo hình thức quảng canh cải tiến chiếm tỷ lệ 73 ÷ 92% tổng diện tích nuôi, trong khi đó diện tích nuôi Bộ Thuỷ sản 8 ÷ 27%, diện tích nuôi thâm canh chiếm tỷ lệ đáng kể. Sản lượng thu hoạch trung bình trong các năm quan có tốc độ tăng trưởng đạt 17,9%/năm.

- Điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn ở các vùng nuôi trồng thuỷ sản được nghiên cứu có nhiều thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Qua 06 đợt lấy mẫu phân tích tại các vùng nuôi trông thuỷ sản nước ngọt Hải Dương, nhận thấy nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ao nuôi là ô nhiễm chất hữu cơ. Từ đặc trưng lý – hoá đã xếp loại chất lượng môi trường nước ao nuôi thuỷ sản nước ngọt theo 4 mức ô nhiễm: Nhiễm bẩn nhẹ, bẩn vừa, bẩn nặng và bẩn rất nặng (chỉ xuất hiện khi thực hiện thí nghiệm).

- Chất lượng môi trường các thuỷ vực nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt biến động rất lớn theo thời gian nuôi, giá trị các thông số tăng dần từ đầu vụ đến giữa vụ nuôi và tăng mạnh ở cuối tháng vụ nuôi, được thể hiện rõ nhất qua sự gia tăng hàm lượng của các môi dinh dưỡng, T-N, T-P, BOD5, COD2, H2S và sự suy giảm của giá trị DO, pH. Nhìn chung, hàm lượng các thông số ở đầu vụ nuôi thấp hơn hoặc xấp xỉ giới hạn cho phép, ở giữa vụ nuôi cao hơn giới hạn cho phép và đặc biệt vượt nhiều lần giới hnaj cho phpes ở tháng cuối vụ nuôi, thể hiện các chất ô nhiễm được tụ trong ao tăng dần theo thời gian nuôi.

- Theo hình thức nuôi, khoảng giá trị biến động các thông số môi trường có sự khác biệt giữa hình thức nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Hàm lượng các thông số môi trường ở thuỷ vực nuôi thuỷ sản theo hình thức, nhất là hình thâm canh, hàm lượng các thông số tăng khá cao và vượt nhiều lần giới hạn cho phpes, phản ánh chất lượng môi trường ao nuôi bị chi phối bởi mật độ đối tượng nuôi và chế độ chăm sóc. Trong các thuỷ vực nuôi thuỷ sản, nhiễm bẩn chất dinh dưỡng và chất hữu cơ là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.

- Các đặc trưng lý – hoá cơ bản của môi trường nước ở 156 lượt quan trắc tại thuỷ vực nuôi thuỷ sản và ao thí nghiệm đã được xác định theo 4 mức nhiễm bẩn chính; mức bẩn nhẹ chiếm tỷ lệ 11,5%, mức bẩn vừa chiếm 13,5%. Theo thời gian nuôi, mức Oly và mức β chiếm 100% ở đầu vụ nuôi; giữa vụ nuôi cũng chỉ xuất hiện 2 mức β và mức α; đến cuối vụ nuôi bắt gặp 3 mức β, α và mức Poly, với mức α chiếm tỷ lệ 82,35%. Theo hình thức nuôi, mức β chiếm đa số ở hình thức quảng canh cải tiến, mức α chiếm đa số ở hình thức bán thâm canh.

- Hàm lượng các thông số  ở mức chất lượng Oly vẫn nằm trong khoảng hoặc xấp xỉ hoặc cao hơn không đáng kể so với giới hạn cho phép. Mức chất lượng β, hàm lượng của một số thông số đã vượt giới hạn cho phép từ 1 đến hơn 2 lần, tuy nhiên vẫn ở mức chưa gây ảnh hưởng lớn đến đối tượng nuôi. Sang mức chất lượng α, đa số hàm lượng các thông số vượt nhiều lần GHCP. Đặc biệt,hàm lượng các thông số ở mức chất lượng Poly cao hơn rất nhiều lần giới hạn cho phép. Thể hiện rõ nhất là sự tăng cao của các muối dinh dưỡng, BOD5, COD, T-N, T-P,...và sự giảm thấp của DO. Mức Poly là mức bắt đầu xảy ra sự cố môi trường ao nuôi, cần có biện pháp kỹ thuật xử lý kịp thời nhằm tránh những thiệt hại cho người nuôi.

- Thành phần khu hệ sinh vật phù du vùng nuôi thuỷ sản Hải Dương khá phong phú và đa dạng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được: 186 loại thwucj vật phù du thuộc 30 họ, 21 bộ, 12 lớp của 8 ngành tảo; 52 loại thuộc 14 họ, 6 bộ, 3 lớp của 2 ngành động vật phù du và 7 nhóm ấu trùng động vật phù du. Trong cấu trúc thành phần loài của động vật phù du, ngành tảo lục Cholorophyta luôn có số lượng  loài chiếm tỷ lệ cao nhất trong mỗi thuỷ vực được quan trắc. Đối với đồng vật phù du, ngành động vật hình đai luôn chiếm số lượng loài nhiều hơn chân đốt.

- Thành phần loài sinh vật phù du có xu hướng giảm theo thời gian nuôi và hình thức nuôi từ quảng canh cải tiến, bán thâm canh đến thâm canh. Danh lục sinh vật phù du của 4 đặc trưng môi trường thuỷ vực nuôi thuỷ sản có sự khác biệt; ở mức bẩn nhẹ đã xác định được 113 loài thực vật phù du và 42 loài động vật phù du; mức bẩn vừa 150 loài thực vật phù du và 44 loài động vật phù du; mức bẩn nặng 166 loài thừ vật phù du và 36 loài động vật phù du; mức bẩn rất nặng 83 loài thực vật phù du và 30 loài động vật phù du. Tuy nhiên, số lượng loài ở mỗi mức ô nhiễm thể hiện rõ xu hướng giảm theo chiều tăng của ô nhiễm.

- Thành phần sinh vật phù du ở mỗi vùng sinh thái nước ngọt có sự biến đổi theo chất lượng môi trường thuỷ vực; trong đó, mức độ nhiễm bẩn là yếu tố quyết định thành phần khu hệ và mật độ quần xã thuỷ sinh vật trong thuỷ vực nuôi thuỷ sản. Xu hướng chung số lượng taxon các bậc phân loại của động vật phù du và thực vật phù du giảm dần theo mức ô nhiễm của môi trường ao nuôi, minh chứng cho việc ảnh hưởng lâu dài của các chất gây ô nhiễm tích tụ trong ao nuôi đã tác động trực tiếp đến quần xã sinh vật phù du trong thuỷ vực.

Danh lục sinh vật thuỷ canh vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt mức bẩn nhẹ (oly) có 4 loài thực vật phù du, 3 loài động vật phù du và 1 nhóm ấu trùng giáp xác; mức bẩn vừa (β) có 3 loài thực vật phù du, 3 loài động vật phù du và 1 nhóm ấu trùng giáp xác; mức bẩn nặng (α) có 4 loài thực vật phù du, 3 loài động vật phù du và 1 nhóm ấu trùng giáp xác; mức bẩn rất nặng (Poly) và có 3 loài thực vật phù du và 3 loài động vật phù du. Nhóm ấu trùng giáp xác Crustacea phòng phú ở mức bẩn nhẹ và bẩn vừa, giảm nhẹ ở mức bẩn nặng, ít gặp trong mức bẩn rất nặng.

- Trong các chỉ số sinh học đã xác định cho thuỷ vực nuôi thuỷ sản nước ngọt, chỉ số số lượng loài (S), chỉ số đa dạng (H) và chỉ số ưu thế (D) cho thang điểm rõ ràng để theo phân mức ô nhiễm, chỉ số cân bằng (J) và mật độ cá thể (N) là chỉ số có thể tham khảo khi sử dụng đánh giá chất lượng môi trường nước.

- Tiêu chuẩn loài chỉ thị là chỉ số ưu thế số lượng Y ≥ 0,05. Ba chỉ số sinh học khả thi nhất cần tính để xác định chất lượng môi trường thuỷ vực nuôi thuỷ sản bằng phương pháp sinh học là chỉ số số lượng số lượng loài (S), chỉ số đa dạng Shanon – Eeiner (H) và chỉ số ưu thế Berger – Parker (D).

- Đánh giá và giám sát chất lượng môi trường nước thuỷ vực nuôi thuỷ sản nước ngọt bằng phương pháp sinh học sử dụng sinh vật chỉ thị có thể thực hiện thường xuyên hoặc định kỳ với đối tượng quan trắc là hai nhóm thực vật phù du và động vật phù du. Sử dụng danh lục sinh vật chỉ thị và thang điểm một số chỉ số sinh học mà đề tài đã xác định theo mức phân ô nhiễm để đánh giá và dự báo biến đổi chất lượng môi trường thuỷ vực nuôi thuỷ sản.

- Đã đề xuất một số giải pháp định hướng về quản lý và kỹ thuật nhằm triển khai đồng bộ các giải pháp gắn với việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp. Để thực hiện phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Hải Dương theo hướng bền vững cần thực hiện tốt các nhóm giải pháp này theo lộ trình xuyên suốt từ này cho đến năm 2020.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tại tỉnh Hải Dương.

Chủ nhiệm đề tài: Ths. Tạ Hồng Minh - GĐ Trung tâm Quan trắc và Phân tích Môi trường
Thời gian thực hiện: 2009-2010

Tin khác

Triển khai mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương (03/11/2017)

Xây dựng mô hình thâm canh và chế biến các giống chè chất lượng caon để khôi phục thương hiệu chè Thanh Mai tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Xây dựng mô hình thử giống khoai lang chất lượng cao HT2, HT3 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống hoa cẩm chướng Đài Loan nhập nội và nhân rộng mô hình trồng hoa đồng tiền trên địa bàn tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Nghiên cứu bệnh thối nhũn hành, tỏi và đề xuất biện pháp phòng trừ tại Hải Dương (02/11/2017)

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây dưa hấu trồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Sản xuất thử giống lạc LĐN-02 ở một số vùng sinh thái của tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Đánh giá tác động của các loại phân bón NEB 26, ALATCA E2001, CANXI-NTTRAT, VEDAGRO, muối sunphat kẽm đến cây trồng và môi trường đất tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. (05/10/2017)

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà tập trung theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Sản xuất thử giống ngô nếp lai F1 King80 mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Tiếp thu công nghệ sản xuất giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/09/2017)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn giống láu ngắn ngày PC6 và P6ĐB tại môt số tiểu vùng sinh thái của tỉnh phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hải Dương (05/09/2017)

Xây dựng mô hình trình diễn giống ổi trắng số 1 tại địa bàn Hải Dương (05/09/2017)

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) bán thâm canh tại Hải Dương (05/09/2017)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương (05/09/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.