Khoa Học Y Dược -0001-11-30 07:06:30

Chuyên gia dẫn đầu nghiên cứu nhóm vắc xin ngừa COVID-19 của Nga khẳng định, vắc xin Sputnik V đạt hiệu quả hơn 97%.

Theo một kết quả thử nghiệm lâm sàng diện rộng được công bố trên tạp chí y học Lancet năm nay, Sputnik V từng đạt tỉ lệ ngăn ngừa 91,6%. Tuy nhiên, nhà khoa học Denis LogunovLogunov, chuyên gia dẫn đầu nhóm phát triển vắc xin Sputnik V, khẳng định hiệu quả thực tế trên 3,8 triệu người của loại vắc xin này còn cao hơn.

Trong một phát biểu thuyết trình mới đây, tại Viện hàn lâm Khoa học Nga, ông Logunov cho biết các nhà khoa học tại Viện Gamaleya - nơi phát triển vắc xin Sputnik V - đã sử dụng dữ liệu từ những người đã tiêm cả hai liều vắc xin và tính toán rằng tỉ lệ hiệu quả khi tiêm thực tế của loại vắc xin này lên tới 97,6%.

Được phê duyệt tại Nga vào tháng 8/2020, vắc xin Sputnik V hiện nay đã được một số nước phê chuẩn sử dụng để ngăn ngừa COVID-19.

Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin nước này đã cho phép sản xuất Sputnik V, sau khi đơn xin sản xuất được cấp phép. Ông Afsin Emre Kayipmaz, thành viên hội đồng khoa học về virus corona của Thổ Nhĩ Kỳ, nói giá vắc xin Nga tại đây sẽ rơi vào khoảng 10 USD, tờ Yeni Safak đưa tin.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói việc sản xuất Sputnik V ở Serbia sẽ được khởi động vào tháng 5, trong khi Ấn Độ cũng đã phê chuẩn và có thể nhận vắc xin trong tháng 4 này. Tại Việt Nam, vắc xin Sputnik V đã được Bộ Y tế phê duyệt hồi tháng 3.

Vắc xin Sputnik V là loại vắc xin tiêm 2 mũi được đánh giá có hiệu quả lên đến 92% trong phòng ngừa bệnh COVID-19 trong một công bố gần đây trên tạp chí y khoa The Lancet. Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết nước này hi vọng một số quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấp phép lưu hành vắc xin Sputnik V trong tháng này và Nga có thể cung cấp khoảng 50 triệu liều cho khu vực này bắt đầu từ tháng 6 tới, sau khi được EMA phê duyệt.

Trong thông báo mới đây, Viện Gamaleya khẳng định Sputnik V là vắc xin ngừa COVID-19 phổ biến thứ hai trên thế giới xét về số lượng các quốc gia đã phê duyệt (46).

Theo đó, phổ biến nhất là vắc xin của Hãng AstraZeneca với 49 quốc gia đã cấp phép sử dụng. Xếp thứ 3 là vắc xin của Pfizer (Mỹ)/ BioNTech (Đức) với 43 quốc gia đã cấp phép sử dụng. Tiếp theo là vắc xin Moderna (19 nước) cũng như 3 loại vắc xin của Trung Quốc là Sinopharm, Sinovac và CanSino, lần lượt được cấp phép tại 18, 16 và 4 nước. Vắc xin Johnson&Johnson đứng ở vị trí thứ 8, được 4 quốc gia chấp thuận.

Theo VietQ

Tin khác

Ứng dụng công nghệ để nhiều người bệnh được cứu sống hơn, chống dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất (09/08/2021)

Bao nhiêu người tại Việt Nam đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca? (09/04/2021)

Những đột phá trong nghiên cứu nhằm tiêu diệt Covid-19 (09/04/2021)

Loại vaccine Covid-19 thứ hai mới được Bộ Y tế phê duyệt có gì đặc biệt? (24/03/2021)

Sử dụng bức xạ để diệt virus SARS-CoV-2 trên bao bì thực phẩm (15/03/2021)

Ngày 8/3 sẽ bắt đầu tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam (05/03/2021)

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắcxin cho nhu cầu phòng dịch cấp bách (01/02/2021)

Mực xăm hình có nguy cơ gây ung thư và đột biến nguy hiểm (04/08/2016)

Xây dựng mô hình trồng cây cỏ ngọt tập trung và nghiên cứu chiết xuất đường Steviosid trong lá cây (10/01/2016)

Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố TYP huyết thanh của vi khuẩn STREPTOCOCCUS... (06/01/2016)

Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất mô hình.. (05/01/2016)

Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất mô hình Trung tâm Giáo dục sức khoẻ tại Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Hải Dương (28/10/2015)

Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động khám chữa bệnh tại BVĐK huyện Thanh Miện (15/09/2015)

Nghiên cứu bài thuốc “GANHPX” điều trị bệnh viêm gan B mạn tính tại Hải Dương. (14/09/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.