Khoa học công nghệ 2016-09-29 10:09:38

Phát triển sản xuất nông ứng dụng công nghệ cao là việc ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mới vào các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn và có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản xuất truyền thống. Đây là là xu hướng tất yếu nhằm tạo bước đột phá để nâng cao sức cạnh tranh của nền sản xuất nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Xu hướng của thế giới: Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng đã có những bước tiến mới, có tính cạnh tranh cao về giá cả và chất lượng. Bên cạnh các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Phần Lan,… và nhiều nước châu Á cũng đang chuyển từ nền nông nghiệp theo số lượng sang nền nông nghiệp chất lượng - nông nghiệp CNC bằng việc sử dụng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học, cơ giới hóa,... để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất chất lượng cao, an toàn và hiệu quả. Đối với nước ta, sau khi Quốc hội ban hành Luật Công nghệ cao (2008), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020. Cho thấy, việc ứng dụng TBKT để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản phẩm nông nghiệp luôn được các cấp, các ngành hết sức quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, thực tế sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật áp dụng không đồng bộ, mức độ triển khai mô hình còn ít, chất lượng giống cây trồng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất trên diện rộng. Từ những tồn tại trên đã làm cho sản xuất nông nghiệp`chưa đáp ứng về năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa không đồng đều, sức cạnh tranh chưa cao, trong khi chi phí sản xuất cao và hiệu quả thu được lại thấp. Trong nông nghiệp, áp dụng CNC vào sản xuất được coi như một trong những “chìa khóa” của thành công. Đặc biệt khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì ứng dụng CNC trong sản xuất là giải pháp tiên quyết giúp nông sản Việt Nam có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế. Từ khi Luật CNC được Quốc hội phê chuẩn, đã có khá nhiều địa phương, tổ chức và cá nhân hưởng ứng, xây dựng các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC (mặc dù ở quy mô đơn lẻ) với tổng số kinh phí đầu tư đến nhiều ngàn tỷ đồng từ các doanh nghiệp, địa phương. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng CNC trong nông nghiệp còn tồn tại nhiều khó khăn khiến các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư trong lĩnh vực này. Ngày 17-12-2014, Thủ tướng Chính phủ đã thông qua quyết định số 1985/QĐ-TTg về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu của chương trình là thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả CNC trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Như vậy, có thể thấy rằng ứng dụng CNC trong nông nghiệp đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu ở nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, để bắt kịp và hội nhập với thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận và triển khai ứng dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, phát triển nông nghiệp CNC là sự lựa chọn phù hợp nhất. Hải Dương với một vị trí địa lý thuận lợi (nằm trên quốc lộ 5, gần các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng) và là một tỉnh nông nghiệp khá phát triển. Sản xuất nông nghiệp dần theo hướng sản xuất hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa cần phải liên tục đổi mới kỹ thuật, công nghệ và cải tiến thực hành canh tác nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Một thực tế khác là hiện nay đang diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, việc làm. Lao động nông nghiệp chuyển sang làm công nghiệp, thương mại, dịch vụ dẫn đến chất lượng lao động nông nghiệp ngày một giảm, thậm chí thiếu hụt nguồn lao động lúc thời vụ thu hoạch, gieo cấy. Một số hộ gia đình đã và đang đầu tư cơ giới hóa mạnh mẽ từ khâu làm đất, gieo, cấy đến thu hoạch để giảm sự phụ thuộc vào nguồn lao động nông nghiệp phổ thông. Tại một số địa phương cũng đang có một số hộ gia đình tích tụ ruộng đất sản xuất nông nghiệp hàng hóa nhưng mới ở dạng tự phát thiếu kỹ thuật công nghệ và chiến lược lâu dài. Với những lý do nêu trên đòi hỏi phải áp dụng nhanh và đồng bộ các tiến bộ khoa học và công nghệ để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng "Nông nghiệp công nghệ cao" trên địa bàn tỉnh trong những năm tới. Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao ở trong tỉnh những năm gần đây cũng đang được quan tâm. Năm 2015, Hiệp hội Nông nghiệp Churashima Okinawa và Tập đoàn Plants Network (Nhật Bản) đến tìm cơ hội đầu tư vào tỉnh Hải Dương. Với mong muốn Hiệp hội Nông nghiệp Churashima Okinawa sẽ được đầu tư mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào Hải Dương, tập trung vào công nghệ cải tiến giống rau, hoa quả, kỹ thuật bón phân, chăm sóc, trồng rau màu trong nhà màng, nhà lưới... Nông sản tạo ra từ công nghệ này bảo đảm an toàn thực phẩm, có thể cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. UBND tỉnh đã có chủ trương thu hút dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đối với sản phẩm rau, quả do phía Nhật Bản đề xuất và mong muốn 2 bên sẽ phối hợp chặt chẽ để dự án sớm được triển khai. UBND tỉnh giao cho Sở Khoa học và Công nghệ là đầu mối tiếp nhận dự án này. Ngày 2-6/2015, tại TP Hà Nội, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và lãnh đạo 3 tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương đã ký kết hợp tác chuyển giao công nghệ với các đối tác Nhật Bản trong đoàn công tác do ngài Nishikawa Koya, Chủ tịch Ủy ban Nghiên cứu chiến lược nông - lâm - ngư nghiệp Nhật Bản làm trưởng đoàn. Mục tiêu trọng tâm của chương trình hợp tác là tổ chức triển khai đưa các ứng dụng KHCN vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu. Năm 2015 các bên sẽ phối hợp để hỗ trợ xuất khẩu hơn 1.000 tấn vải cho 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang sang thị trường 6 nước (Nhật Bản, Singapore, Maylaysia, Úc, Mỹ, Israel).

Tin khác

Ứng dụng công nghệ giải bài toán xử lý nước thải (14/09/2023)

Nhận diện điểm hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất doanh nghiệp (11/04/2023)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng (14/03/2019)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ (12/03/2019)

Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (12/03/2019)

Quyết định về việc phê duyệt danh sách công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (12/03/2019)

Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên thăm và làm việc tại Hải Dương (28/02/2019)

Quyết định về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hải Dương (22/01/2019)

Công nghệ biến rơm thành xăng máy bay đến Việt Nam (03/06/2018)

Nghiệm thu đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS152 (27/05/2018)

Làm giàu từ trồng khoai lấy bồng (27/05/2018)

Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (27/05/2018)

Nông dân trẻ làm vườn từ xa bằng điện thoại thông minh (24/05/2018)

Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học (24/05/2018)

Đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Sở Khoa học và Công nghệ (22/05/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.