Khoa học và Công nghệ -0001-11-30 07:06:30

Đây là một xu thế tất yếu trong tiến trình sử dụng các vật liệu thay thế giúp bảo vệ môi trường. Ngày 24/10, Ban quản lý Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” đã khai giảng khóa đào tạo kiến thức cơ bản về gạch không nung dành cho cán bộ Sở Xây dựng, doanh nghiệp tại các tỉnh, TP khu vực phía Nam.

Đây là khóa đào tạo nhằm tăng cường năng lực, kiến thức và kỹ năng cho các tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật, các nhà đầu tư sản xuất và sử dụng gạch không nung, các tổ chức tài chính và cơ quan quản lý nhà nước tại các địa phương. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực thực hành quản lý phát triển và áp dụng công nghệ gạch không nung trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ.
Dự kiến, trong 2 năm 2016-2017, chương trình sẽ tổ chức 15 khóa đào tạo trên phạm vi cả nước.
Theo tính toán, đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 30 tỷ viên gạch theo quy chuẩn. Trong đó, nhu cầu tại khu vực Đông Nam Bộ là nhiều nhất với 8,27 tỷ viên.
Theo mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt (Quyết định 567/QĐ-TTg năm 2010), tổng sản lượng gạch đất sét nung trên toàn quốc chiếm 60% tổng sản lượng vật liệu xây (tương đương 18 tỷ viên) và tổng sản lượng gạch không nung là 40% (tương đương 12 tỷ viên) vào năm 2020.
Đây là một trong những biện pháp làm hạn chế sự ảnh hưởng đến môi trường thông qua khí thải do quá trình nung đốt tạo ra. Đồng thời, tạo ra được những sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường.
Ông Phạm Xuân Đà, Cục trưởng Cục Công tác phía Nam – Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN) cho rằng, muốn đạt được mục tiêu 40% sản lượng gạch không nung vào năm 2020 thì còn rất nhiều việc phải thực hiện.
Để làm được điều này, dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Bộ KH&CN, Bộ Xây dựng, Quỹ môi trường toàn cầu, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp thực hiện đã ra đời.
Mục tiêu của Dự án là giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung thay thế dần việc sản xuất gạch đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất nông nghiệp.
Tình đến thời điểm hiện tại, dự án đang được thực hiện tích cực và đã có nhiều kết quả quan trọng, nhất là bổ sung hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển vật liệu xây không nung. Bên cạnh đó, Dự án cũng đã thực hiện được hai dự án trình diễn công nghệ sản xuất gạch không nung tại Thái Nguyên và Đà Nẵng, đồng thời giới thiệu rộng rãi trong cả nước.
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Tin khác

Một số định mức kinh phí hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Hải Dương (24/08/2017)

Nước muối sinh lý và công nghệ sản xuất cực 'bẩn' không ngờ (30/05/2017)

Đẩy mạnh sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện môi trường (23/04/2017)

Công ty đầu tiên sản xuất thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam (28/02/2017)

Xây dựng hệ thống đánh giá và bảo lãnh công nghệ - kinh nghiệm từ quốc tế (23/11/2016)

Các chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (23/11/2016)

Bộ điều khiển CNC cho máy công cụ (02/11/2016)

Những loại thực phẩm giúp cơ thể ‘chiến đấu’ với bệnh hô hấp khi trời trở lạnh (02/11/2016)

Năng suất khoa học Việt Nam qua công bố quốc tế 2001-2015 (02/11/2016)

Tesla thử nghiệm xe điện tự hành (26/10/2016)

Sử dụng HSC - Hướng tiếp cận mới trong chữa trị HIV (26/10/2016)

Công nghệ xanh trong xây dựng - Giải pháp hiệu quả để ứng phó với biến đổi khí hậu (25/10/2016)

Ngủ cùng với gà có thể phòng chống được bệnh sốt rét (28/07/2016)

Phát hiện kháng thể có thể giúp sản xuất vắcxin phòng virus Zika (28/07/2016)

Triển khai hệ thống xét nghiệm tự động hiện đại nhất Việt Nam (27/07/2016)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.