Giống lúa thuần ĐH 12 cho năng suất cao, chống chịu một số loại sâu bệnh hại

Giống lúa thuần ĐH 12 cho năng suất cao, chống chịu một số loại sâu bệnh hại

Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) tổ chức hội thảo đánh giá mô hình phát triển sản xuất giống lúa thuần ĐH12 trong vụ mùa được gieo cấy trên diện tích 60 ha tại các xã An Thanh, Hà Thanh (Tứ Kỳ) và Gia Khánh (Gia Lộc).
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quý cây vải Tổ tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quý cây vải Tổ tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Trong 2 năm 2019 - 2020, UBND huyện Thanh Hà phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quí cây vải Tổ tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Qua đó nhằm bảo tồn và tăng sức đề kháng, khả năng sinh trưởng, phát triển của cây vải Tổ huyện Thanh Hà. Duy trì và phát triển nguồn gen quý của cây vải Tổ huyện Thanh Hà.
Mô hình nuôi vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC và TsC theo chuỗi giá trị

Mô hình nuôi vịt chuyên trứng Đại Xuyên TC và TsC theo chuỗi giá trị

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện dự án “Phát triển mô hình nuôi vịt chuyên trứng Đại Xuyên theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh” tại 12 hộ với 30.000 con giống vịt Đại Xuyên TC và Đại Xuyên TsC thuộc các huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Bình Giang, Thanh Miện và Cẩm Giàng.
Hải Dương: Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT 3 phục vụ chế biến bún, bánh đa

Hải Dương: Mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT 3 phục vụ chế biến bún, bánh đa

Vụ Xuân 2021, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát triển mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT 3 phục vụ chế biến bún, bánh đa trên tại huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, Kim Thành và TP. Chí Linh với tổng diện tích 200 ha.
Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp quản lý, cải tạo, sử dụng hợp lý

Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp quản lý, cải tạo, sử dụng hợp lý

Đặt vấn đề

Ô nhiễm môi trường đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng do sự tích lũy các kim loại nặng (KLN), thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ, hóa chất...đang được đặc biệt quan tâm. Sự phát triển các làng nghề, phát triển ngành công nghiệp với việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, mở rộng sản xuất làm một lượng lớn chất thải công nghiệp đang hàng ngày, hàng giờ thải ra môi trường có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn đất, nước và không khí.
Mô hình sản xuất giống ngô tím VNUA 141 và giống ngô nếp lai VNUA 69

Mô hình sản xuất giống ngô tím VNUA 141 và giống ngô nếp lai VNUA 69

Ngày 22/4/2021, tại xã Gia Khánh (huyện Gia Lộc), Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống ngô nếp tím giàu Anthocyanin VNUA 141 và giống ngô nếp lai VNUA 69 tại các xã Gia Khánh (Gia Lộc), An Thanh (Tứ Kỳ), Tân Trào (Thanh Miện) và xã Tân Dân (TP. Chí Linh) trên tổng diện tích 20 ha trong vụ xuân 2021.
Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh”  theo chuỗi giá trị sản xuất

Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh” theo chuỗi giá trị sản xuất

Chí Linh là thành phốtrẻ,xuất phát từ một huyện nông nghiệp miền núi với tiềm năng 13.811 ha đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp. Diện tích vườn đồi, vườn rừng có độ dốc thấp, thoải và cơ bản được che phủ xanh bằng tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm, thêm vào đó, đa số các vườn đồi có tính biệt lập cao, cách xa khu dân cư, rất thuận lợi cho chăn nuôi gà theo phương thức thả đồi, thả vườn với số lượng lớn. Chí Linh có số gia trại gia cầm lớn nhất tỉnh với 1.018 gia trại và các gia trại đều nhận thức được lợi ích của việc nuôi gà bằng hình thức thả trên vườn rừng, vườn đồi, dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả nên phong trào nuôi gà đồi được phát triển mạnh ở các xã, phường miền núi có diện tích rừng lớn như: Bắc An, Lê Lợi, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm, Hoàng Tân, Hoàng Tiến.
Hai giống VNUA141 và VNUA69  cho hiệu quả kinh tế cao

Hai giống VNUA141 và VNUA69 cho hiệu quả kinh tế cao

Năm 2020, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã xây dựng mô hình sản xuất ngô nếp tím giàu Anthocyanin VNUA141 và ngô nếp trắng VNUA69 vào các vụ xuân, hè - thu và thu - đông 2020 tại 6 xã là Tứ Cường và Tân Trào (Thanh Miện), Toàn Thắng và Gia Khánh (Gia Lộc), An Thanh và Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ), 2 phường Tân Dân và Đồng Lạc (Chí Linh) với diện tích 50 ha.
Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau an toàn

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau an toàn

Năm 2020, Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện nghiên cứu ứng dụng chế phẩm vi sinh vật quang dưỡng trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Hợp tác xã có vai trò đặc biệt quan trọng, là cầu nối thực hiện liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, hướng tới nền nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hoá. Vì vậy, những năm gần đây, một số HTX trong huyện Tứ Kỳ đã và đang đẩy mạnh thực hiện phát triển mô hình chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm; tăng quy mô sản xuất hàng hóa, áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất.
Hải Dương quan tâm ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

Hải Dương quan tâm ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

Nhờ có sự quan tâm đầu tư nguồn lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 đã tạo được bước phát triển mới, đóng góp tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, thu nhập, đời sống của người dân khu vực nông thôn được nâng lên. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã trở thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, không chỉ đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: sản phẩm vải thiều Thanh Hà, nhãn Chí Linh, cà rốt Đức Chính và các sản phẩm rau màu xuất khẩu. Toàn tỉnh có 25 sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, 01 sản phẩm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (vải thiều Thanh Hà) và 25 sản phẩm được cấp mã QR code.
Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thì từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có 67 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số ổ dịch tăng gấp 2 lần, số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần. Hiện nay cả nước có 10 ổ dịch phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm nhưng chưa qua 21 ngày.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây