Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Rươi ở Hải Dương xuất hiện tại các vùng nước lợ ven các sông Thái Bình, Văn Úc và Kinh Thày thuộc các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành và TX. Kinh Môn với diện tích trên 342,3 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng gần 200 tấn. Để năng cao năng suất, chất lượng rươi các hộ dân đã đắp bờ tại các bãi bồi ven sông thành các ruộng/đầm có cống để chủ động nước ra vào nhằm tạo điều kiện để cấy lúa 1 vụ và tạo môi trường thuận lợi cho rươi sinh trưởng và phát triển. Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản rươi đang được người dân phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập rất lớn, nhiều hộ đã làm giàu từ nghề này.
Chuyển giao ứng dụng tiến bộ trong chăm sóc và quản lý dịch bệnh trên cây ổi

Chuyển giao ứng dụng tiến bộ trong chăm sóc và quản lý dịch bệnh trên cây ổi

Cây ổi là loại cây ăn quả nhiệt đới dễ trồng, dễ nhân giống và có tính chống chịu tốt với sâu bệnh. Là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế ở nước ta và nhiều nước trên thế giới.Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học về giống cây ăn quả, các biện pháp canh tác và phòng trừ sâu bệnh cũng được áp dụng ở các địa phương trong tỉnh. Việc đưa những giống ổi mới có năng suất, chất lượng, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh, đồng thời bổ sung cho cơ cấu giống cây ăn quả góp phần làm tăng diện tích, sản lượng và chất lượng cây ăn quả.
Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh hại trên cây ổi và na theo hướng an toàn

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật phòng, chống sâu bệnh hại trên cây ổi và na theo hướng an toàn

Hiện nay, tỉnh Hải Dương có gần 1.000 ha na, đứng thứ 3 miền Bắc chỉ sau Lạng Sơn và Quảng Ninh sản lượng trên 13.200 tấn/năm. Na được trồng chủ tại TP. Chí Linh. Huyện Thanh Hà có hơn 1.767 ha trồng tập trung ở 3 xã Thanh Xuân, Liên Mạc và Tân Việt. Năm 2020 sản lượng đạt 57.600 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 400 tỷ đồng. Theo Viện Bảo vệ thực vật, có 33 đối tượng sâu hại cây na, ở Chí Linh bệnh vàng lá thối rễ, bọ trĩ, nhện đỏ và bọ vòi voi hại hoa gây thiệt hại cho sản xuất na và làm giảm năng suất từ 25 - 30%.
Tứ Kỳ: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Tứ Kỳ: Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Tứ Kỳ hiện có 257 ha sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ kết hợp khai thác rươi cáy tự nhiên, lớn nhất tỉnh. Trong đó, có 137 ha ngoài bãi đê sông Thái Bình đã được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC (Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) chứng nhận đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam. Các sản phẩm được chứng nhận gồm 104,5 ha lúa với sản lượng khoảng 450 tấn/năm, 25 ha chuối với sản lượng 415 tấn/năm, 5 ha mít, 1,5 ha rau ăn lá và 1 ha rau gia vị. Giá trị sản xuất ước đạt 500 - 700 triệu đồng/ha. Đây là vùng sản xuất hữu cơ được công nhận đầu tiên của tỉnh.
Mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ

Mô hình chăn nuôi bò thịt quy mô nông hộ

Những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong tỉnh Hải Dương ngày càng cao, mỗi năm tiêu khoảng hơn 2.000 tấn. Năm 2020, sản lượng thịt bò tỉnh Hải Dương mới cung cấp ra thị trường được 1.817 tấn, số còn lại phải nhập từ tỉnh khác hoặc nước ngoài. Từ 2015 - 2016, trên địa bàn tỉnh đã xây dựngmô hình chăn nuôi bò lai hướng thịt chất lượng cao phù hợp với điều kiện tỉnh Hải Dương cả hai công thức lai giữa bò đực giống Brahman và Drought Master với bò cái Lai Sind trong các mô hình đều cho năng suất sinh sản tốt;năng suất và chất lượng thịt tốt.
Hải Dương: Mô hình nuôi thương phẩm Tôm đồng phù hợp với điều kiện

Hải Dương: Mô hình nuôi thương phẩm Tôm đồng phù hợp với điều kiện

Nhiều năm qua, tỉnh Hải Dương đã phát triển mạnh phong trào nuôi trồng thuỷ sản với năng suất, sản lượng năm 2020, diện tích nuôi thủy sản 11.800 ha, sản lượng đạt trên 87.800 tấn/năm.Tôm đồng Macrobrachium lanchesteri giàu đạm, kali, photpho, magiê, iốt và vitamin A, sống trong môi trường nước ngọt, phân bố rộng, có mặt ở nhiều dạng thủy vực khác nhau như ao, hồ tự nhiên, hồ chứa, sông suối… và ở nhiều vùng trong cả nước. Nhiều mô hình nuôi thương phẩm Tôm đồng Macrobrachium lanchesteri trong ao đã được áp dụng ở một số tỉnh lân cận: Bắc Ninh, Hưng  Yên, Phú Thọ... đem lại hiệu quả rất cao cho người nuôi, lãi suất cao gấp đôi so với mô hình nuôi cá truyền thống. Hiện ở Hải Dương, giá bán của loài tôm này dao động ở mức khá cao, từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.
Bệnh dịch tả vịt các biện pháp phòng trị

Bệnh dịch tả vịt các biện pháp phòng trị

Bệnh dịch tả vịt (DTV) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trong tự nhiên tất cả các giống vịt ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc. Bệnhdo vi rút gây ra, làm bại huyết, xuất huyết cho vịt với các triệu chứng đặc trưng là sốt cao, sưng phù đầu, mù mắt, tiêu chảy phân trắng xanh, biểu hiện thần kinh nghẹo đầu, liệt chân, xã cánh...Bệnh có tỷ lệ chết rất cao 30 - 90%, làm giảm sản lượng trứng hoặc dừng đẻ đối với vịt sinh sản, nên bệnh đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế của người chăn nuôi. Ngoài ra còn có các loài như vịt trời, ngan, ngỗng, thiên nga cũng nhiễm bệnh. Tuy nhiên chúng có sức đề kháng cơ thể cao nên không bị chết nhưng đây lại là vật mang trùng lên nguy cơ lây lan dịch cho vịt, ngan, ngỗng nuôi là rất lớn.
Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu hồng

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá Diêu hồng

Những năm gần đây phong trào nuôi thuỷ sản của tỉnh Hải Dương phát triển nhanh, mạnh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, đối tượng nuôi. Với nhiều hình thức nuôi khác nhau như nuôi quảng canh, bán thâm canh, thâm canh, nuôi cá lồng trên sông nước chảy. Diện tích nuôi rô phi chiếm 30% tổng diện tích nuôi cá, sản lượng năm 2016 diện tích nuôi rô phi 3.255 ha, sản lượng đạt 15.522 tấn; số lồng nuôi cá Diêu hồng 1.800 lồng, sản lượng đạt 5.511 tấn. Hiện nay về con giống nuôi hoàn toàn phải nhập từ miền Nam hoặc các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Nhu cầu con giống từ 6 - 8 triệu con/năm.
Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Hiện nay diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, có ít vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung, chuyên canh.Diện tích che phủ của các giống lúa trong sản xuất còn khiêm tốn, chưa thể vượt qua được diện tích của giống BT7 do còn một số hạn chế đó là khả năng thích ứng hẹp, chất lượng chưa cao, năng suất thấp không thể đưa vào hoặc cho hiệu quả thấp trong sản xuất lúa gạo hàng hoá. Chính vì vậy, việc tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa là rất quan trọng từ đó đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa máy móc vào đồng ruộng và tạo ra những bước nhảy vọt hơn nữa về năng suất, sản lượng lúa gạo. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng lúa.
Một số lưu ý nuôi cá qua đông

Một số lưu ý nuôi cá qua đông

Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Hải Dương đã đưa vào khai thác sử dụng được 11.200 ha ao nuôi với năng suất đạt 65 tạ/ha, là tỉnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt của các tỉnh phía Bắc. Toàn tỉnh có 493 hộ tham gia nuôi cá lồng trên sông với 6.200 lồng nuôi với tổng thể tích 800.000 m3 (tương đương 31 ha mặt nước) cho sản lượng 18.000 tấn thủy sản/năm, là tỉnh dẫn đầu các tỉnh phía Bắc về nuôi cá lồng.
Hải Dương: Sản xuất vụ Đông xuân thích ứng ứng biến đổi khí hậu

Hải Dương: Sản xuất vụ Đông xuân thích ứng ứng biến đổi khí hậu

 Trong những năm gần đây sản xuất vụ Đông xuân gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết bất thường khốc liệt không theo quy luật. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2009 - 2011 với nền nhiệt độ cao, số giờ nắng ít và lượng mưa thấp hoặc vụ đông xuân rét đậm, rét hại, diễn biến thời tiết hết sức khắc nghiệt dẫn đến năng suất và sản lượng lúa rất thấp.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây