Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Sản phẩm đặc sản Rươi Hải Dương

Rươi ở Hải Dương xuất hiện tại các vùng nước lợ ven các sông Thái Bình, Văn Úc và Kinh Thày thuộc các huyện Tứ Kỳ, Thanh Hà, Kim Thành và TX. Kinh Môn với diện tích trên 342,3 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm khoảng gần 200 tấn. Để năng cao năng suất, chất lượng rươi các hộ dân đã đắp bờ tại các bãi bồi ven sông thành các ruộng/đầm có cống để chủ động nước ra vào nhằm tạo điều kiện để cấy lúa 1 vụ và tạo môi trường thuận lợi cho rươi sinh trưởng và phát triển. Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản rươi đang được người dân phát triển mạnh, tạo nguồn thu nhập rất lớn, nhiều hộ đã làm giàu từ nghề này.
Mô hình sản xuất ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA 141  và ngô nếp trắng VNUA 69

Mô hình sản xuất ngô nếp tím giàu anthocyanin VNUA 141 và ngô nếp trắng VNUA 69

Hai giống ngô nếp lai VNUA 141 và VNUA 69 do Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) chọn tạo, sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu khá với một số bệnh hại chính như khô vằn, gỉ sắt… thời gian thu hoạch bắp tươi ngắn, bộ lá xanh bền sau khi thu bắp tươi có thể làm thức ăn xanh cho chăn nuôi. Do được chọn tạo trong nước nên chủ động được hạt giống lai F1, hạ được giá thành hạt giống 30% so với nhập khẩu, chất lượng hạt giống được đảm bảo đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân. Cả 2 giống ngô đã được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) công nhận giống sản xuất thử cho các vụ trồng ngô vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ.
Nguyên nhân dưa lê, dưa hấu chết đồng loạt và giải pháp quản lý hiệu quả bệnh hại dưa

Nguyên nhân dưa lê, dưa hấu chết đồng loạt và giải pháp quản lý hiệu quả bệnh hại dưa

Từ năm 2000, tỉnh Hải Dương đã hình thành nhiều vùng chuyên canh sản xuất dưa mang lại giá trị kinh tế cao như vùng trồng dưa hấu, dưa lê tại xã Phạm Trấn (Gia Lộc), xã Nguyên Giáp, xã Hưng Đạo (Tứ Kỳ), xã Thái Tân (Nam Sách), xã Đức Chính (Cẩm Giàng)... mang lại thu nhập từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm, đặc biệt có những vùng cây trồng đạt trên 600 triệu đồng/ha/năm. Tuy nhiên dịch hại phát sinh gây hại ngày càng tăng và có nhiều diễn biến phức tạp như: Bọ phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh lở cổ rễ, héo vàng, héo xanh, giả sương mai, phấn trắng, nứt dây xì mủ...
Hải Dương: Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi

Hải Dương: Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi

Trong những năm qua, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm, đầu tưkinh phícho việcnghiên cứu phát triển các vùng đất có cây, con đặc sản của tỉnh nhằm mục đích mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nâng cao giá trị gia tăng. Đối với vùng rươi, cáy (huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà) nhiều năm qua người dân đã thực hiện phương thức canh tác không sửdụng hóa chất, kết hợp cấy lúa, trồng cây ăn quả với bảo vệmôi trường tự nhiên để phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơđã đem lại nguồn lợi rươi, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ưu thế giống cá chép lai V1

Ưu thế giống cá chép lai V1

Cách đây 6 năm, giống cá chép lai V1 được Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương lai tạo thành công ngay tại cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Hải Dương và cung ứng con giống cho các hộ nuôi trồng thủy sản đưa vào nuôi thương phẩm. Qua thực tế nuôi trồng của nông dân trong tỉnh cho thấy, giống cá này có nhiều ưu điểm như màu sắc đẹp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường, khả năng sinh trưởng nhanh, sức chống chịu tốt. Cùng với việc chủ động chuyển đổi diện tích ruộng trũng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá, thì việc có được giống cá chép lai V1 nuôi theo hướng thâm canh đang giúp nhiều hộ dân có thu nhập cao và bền vững.
Hải Dương quan tâm ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

Hải Dương quan tâm ứng dụng KH&CN phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ

Nhờ có sự quan tâm đầu tư nguồn lực và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2015 - 2020 đã tạo được bước phát triển mới, đóng góp tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; làm cho bộ mặt nông thôn của tỉnh có sự chuyển biến tích cực, thu nhập, đời sống của người dân khu vực nông thôn được nâng lên. Nhiều sản phẩm nông nghiệp của tỉnh đã trở thành các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, không chỉ đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng trong tỉnh, trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: sản phẩm vải thiều Thanh Hà, nhãn Chí Linh, cà rốt Đức Chính và các sản phẩm rau màu xuất khẩu. Toàn tỉnh có 25 sản phẩm nông nghiệp được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, 01 sản phẩm được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (vải thiều Thanh Hà) và 25 sản phẩm được cấp mã QR code.
Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2020 - 2021

Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2020 - 2021

Trong năm qua, các mô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, diện tích làm đất, cấy, thu hoạch bằng máy tiếp tục được áp dụng mở rộng, giúp tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, giảm hao hụt, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. UBND tỉnh ban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020” với các cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Hiện nay diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, có ít vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung, chuyên canh.Diện tích che phủ của các giống lúa trong sản xuất còn khiêm tốn, chưa thể vượt qua được diện tích của giống BT7 do còn một số hạn chế đó là khả năng thích ứng hẹp, chất lượng chưa cao, năng suất thấp không thể đưa vào hoặc cho hiệu quả thấp trong sản xuất lúa gạo hàng hoá. Chính vì vậy, việc tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa là rất quan trọng từ đó đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa máy móc vào đồng ruộng và tạo ra những bước nhảy vọt hơn nữa về năng suất, sản lượng lúa gạo. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng lúa.
Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2019 - 2020

Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2019 - 2020

1. Kết quả sản xuất vụ chiêm xuân 2018 - 2019

Vụ đông xuân năm 2018 - 2019, trên địa bàn tỉnh Hải Dương cácmô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, diện tíchlàm đất, cấy, thu hoạchbằng máy tiếp tục được áp dụng mở rộng, giúp tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, giảm hao hụt, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.UBND tỉnhHải Dương đãban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020” với các cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Nhờ tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của Tứ Kỳ đã có sự phát triển tích cực, giúp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân.
Những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong sản xuất cây rau, màu vụ Đông

Những biện pháp kỹ thuật cần áp dụng trong sản xuất cây rau, màu vụ Đông

Ngành sản xuất rau là một ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Trung bình một ha rau trồng rau cho thu nhập 150 - 250 triệu đồng/ha/vụ, ở các vùng chuyên canh sản xuất rau cao cấp, trồng rau trái vụ có thể cho thu nhập 300 - 500 triệu đồng/ha.
Xây dựng mô hình sản xuất cam và ổi an toàn theo quy trình VietGAP tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Xây dựng mô hình sản xuất cam và ổi an toàn theo quy trình VietGAP tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Trong những năm gần đây, tỉnh Hải Dương đang dần phát huy hiệu quả tiềm năng trong việc phát triển sản xuất cây ăn quả theo hướng hàng hóa. Cơ cấu các loại cây ăn quả đang có sự chuyển dịch rõ nét, diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế cao ngày càng tăng. Sản phẩm từ vùng cây ăn quả tiêu thụ thuận lợi, ổn định góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập cho nông dân.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây