Khoa học công nghệ -0001-11-30 07:06:30

Thực hiện Công văn số 209/BKHCN-KHTH ngày 23 tháng 01 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách KH&CN năm 2018, Sở Khoa học và Công nghệ thông báo một số nội dung đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh năm 2018 như sau:

  1. Nguyên tắc chung
Việc lựa chọn các đề tài, dự án, chương trình, sau đây gọi chung là nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2018 theo các tiêu chí như sau:
1.1. Nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội trong phạm vi của tỉnh; phải lý giải được những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc định hướng phát triển chung của tỉnh hoặc đáp ứng một cách thiết thực và có hiệu quả những nhu cầu bức xúc về KH&CN trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.
1.2. Giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ trong phạm vi tỉnh Hải Dương: nhiệm vụ KH&CN phải có tính mới, có tính sáng tạo, tính tiên tiến so với hiện trạng trên địa bàn tỉnh và có tính khả thi. Việc xác định mục tiêu, đối tượng của nhiệm vụ KH&CN phải căn cứ vào việc đánh giá khách quan thực trạng phát triển KH&CN trong tỉnh, thành tựu phát triển KH&CN trong nước, trên thế giới, nguồn lực KH&CN của tỉnh và khả năng hợp tác với các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, các tỉnh, thành phố khác.
1.3. Các kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN phải có địa chỉ ứng dụng trong sản xuất, đời sống, an ninh, quốc phòng; phải có tác động tích cực đến phát triển KH&CN, kinh tế và xã hội của các cấp, các ngành nói riêng và của tỉnh nói chung.
1.4. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ KH&CN không quá 60 tháng đối với kế hoạch khung, chương trình, đề án; 36 tháng đối với dự án, đề tài.
2. Định hướng cho việc đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2018 như sau:
2.1. Trong lĩnh vực khoa học nông nghiệp
- Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất hàng hoá tập trung, theo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ứng dụng thành tựu, giải pháp công nghệ, tăng hiệu quả sản xuất trên 01 đơn vị diện tích canh tác, gắn với những lợi thế và đặc trưng của từng địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Lựa chọn, nghiên cứu và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất chất lượng phù hợp với các vùng sinh thái, đáp ứng yêu cầu thị trường tiêu dùng trong nước, xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế-xã hội trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Lựa chọn, duy trì và phát triển các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, đặc sắc của tỉnh.
- Xây dựng các mô hình ứng dụng TBKH về các biện pháp canh tác, tưới tiêu, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch, các sản phẩm phân bón và thuốc trừ sâu sinh học nâng cao giá trị sản xuất trên mỗi đơn vị canh tác, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường trong sản xuất góp phần xây dựng nông thôn mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Xây dựng các mô hình vùng trồng rau an toàn, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản an toàn sinh học.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học, công nghệ cao trong xử lý môi trường và sản xuất nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch.
- Nghiên cứu và ứng dụng TBKH vào việc giải quyết vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn.
2.2. Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ
- Nghiên cứu và ứng dụng các giải pháp công nghệ phù hợp phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch phục vụ thị trường trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp v.v... trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xác lập, khai thác quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu khoa học; hỗ trợ tạo lập, khai thác, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ đối với các sản phẩm đặc thù của địa phương.
- Hỗ trợ, đầu tư cho các doanh nghiệp triển khai các dự án KHCN để cải tiến thiết bị, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ mới, tạo sản phẩm mới hoặc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao tỉ lệ nội địa hoá; phát triển các sản phẩm phục vụ công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ quy hoạch, thiết kế và xây dựng mới phù hợp điều kiện của tỉnh; phát triển vật liệu mới, tiết kiệm năng lượng.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và nước thải.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sản xuất sạch trong các ngành công nghiệp khai thác và chế biến.
- Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, áp dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong các công trình xây dựng và thúc đẩy phát triển công trình xanh.
- Nghiên cứu, ứng dụng các TBKT trong lĩnh vực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống trên địa bàn tỉnh như: dịch vụ thương mại điện tử, dịch vụ gửi tiền, dịch vụ cung cấp thông tin, .... để hỗ trợ các doanh nghiệp, các trường học, các địa phương vùng sâu, vùng xa trong việc ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất và đời sống
- Nghiên cứu xây dựng cơ quan điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể; chuẩn hoá dữ liệu và trao đổi dữ liệu trong cơ quan nhà nước phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
- Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ tự động hoá vào sản xuất và đời sống.
- Nghiên cứu công nghệ phục vụ quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả an toàn – an ninh hệ thống giao thông; phát triển tổng thể hệ thống giao thông thông minh tại Việt Nam.
2.3. Trong lĩnh vực khoa học xã hội
- Nghiên cứu luận cứ khoa học cho việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh giai đoạn 2016-2020. Điều tra đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giải pháp xây dựng tỉnh Hải Dương thành tỉnh công nghiệp.
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy và phương pháp học để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu bảo tồn và khai thác hợp lý các di tích lịch sử-văn hóa, làng nghề, lễ hội phục vụ cho mục đích du lịch.
- Nghiên cứu xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng.
- Điều tra, quy hoạch, quản lý, tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức Đảng các cấp, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức Đảng; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền, đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức chính trị-xã hội.
2.4. Trong lĩnh vực khoa học nhân văn       
Nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh; áp dụng các công nghệ tiên tiến để sưu tầm, xuất bản và lưu giữ các di sản văn hoá tiêu biểu.
2.5.  Trong lĩnh khoa học y, dược
- Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, dự phòng, chẩn đoán, điều trị các loại các bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, bệnh tái nổi, các bệnh mới phát sinh, bệnh do yếu tố môi trường.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
- Nghiên cứu sản xuất nguyên liệu hoá dược phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, tăng dần tỷ lệ nguyên liệu hoá dược trong nước, phát huy ưu thế, tiềm năng về dược liệu và thuốc y học cổ truyền; quy hoạch một số vùng chuyên canh để sản xuất dược liệu.
- Nghiên cứu, sưu tầm, thử nghiệm và áp dụng rộng các bài thuốc cổ truyền chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; nghiên cứu và phát triển các phương pháp kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền trong chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh.
- Nghiên cứu đổi mới và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân.
- Nghiên cứu ứng dụng mô hình và đề xuất các giải pháp về: tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về y tế như quản lý dược phẩm, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; các biện pháp chủ động giám sát ô nhiễm thực phẩm và phát triển đội ngũ cán bộ thuộc lĩnh vực khoa học y, dược.
2.6. Tăng cường hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện.
2.7. Xây dựng các dự án tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ, tăng cường hoạt động quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.
3. Tiến độ xây dựng Kế hoạch khoa học và công nghệ năm 2018:
3.1.Chậm nhất trước ngày 15 tháng 5 năm 2017 các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức khoa học và công nghệ, các đơn vị đào tạo và doanh nghiệp đăng ký đề tài theo đúng mẫu phiếu đề xuất nhu cầu (có phụ lục kèm theo Công văn) gửi về Phòng Kế hoạch- Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ. (Đối với các đề tài của các đơn vị thuộc các s, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã phải có ý kiến của Hội đồng khoa học và công nghệcùng cấp).
Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành quy trình tuyển chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh theo Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 19/11/2015 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành “Quy định quản lý và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương”. Sở Khoa học và Công nghệ sẽ thông báo cụ thể kết quả tuyển chọn tới các nhiệm vụ đề xuất.
Rất mong các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị và doanh nghiệp tham gia đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2018 theo tiến độ nêu trên để Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp, đáp ứng yêu cầu về tiến độ theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ./.
Chi tiết xin liên hệ theo địa chỉ:
Phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ
                                  Số 209 Nguyễn Lương Bằng, Thành phố Hải Dương
                                       Điện thoại: 0320. 3898181; FAX: 0320.3892437
Phòng Kế hoạch - Tài chính

Tin khác

Ứng dụng công nghệ giải bài toán xử lý nước thải (14/09/2023)

Nhận diện điểm hạn chế trong ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao năng suất doanh nghiệp (11/04/2023)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng (14/03/2019)

Quyết định Giải thể Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Khoa học và Công nghệ (12/03/2019)

Quyết định về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (12/03/2019)

Quyết định về việc phê duyệt danh sách công chức, viên chức được cử đến làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Hải Dương (12/03/2019)

Đoàn đại biểu cấp cao Triều Tiên thăm và làm việc tại Hải Dương (28/02/2019)

Quyết định về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Hải Dương (22/01/2019)

Công nghệ biến rơm thành xăng máy bay đến Việt Nam (03/06/2018)

Nghiệm thu đề tài xây dựng mô hình trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS152 (27/05/2018)

Làm giàu từ trồng khoai lấy bồng (27/05/2018)

Đẩy mạnh các giải pháp tiêu thụ vải thiều Thanh Hà (27/05/2018)

Nông dân trẻ làm vườn từ xa bằng điện thoại thông minh (24/05/2018)

Tháo gỡ vướng mắc trong đăng ký, nghiệm thu các đề tài khoa học (24/05/2018)

Đón nhận Huân chương độc lập hạng Ba nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Sở Khoa học và Công nghệ (22/05/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.