Khoa Học Y Dược -0001-11-30 07:06:30

Theo thông tin trên tờ South China Morning Post, dự án nghiên cứu kể trên do Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC), Tổng Công ty Đồng vị và Bức xạ Trung Quốc và Công ty Thiết kế Thiết bị chiếu xạ và Viện Vi sinh vật cùng thực hiện.

“Mục tiêu chính của dự án này là thực hiện nghiên cứu việc khử trùng bằng chiếu xạ virus SARS-CoV-2. Đồng thời thiết lập một quy trình cung cấp bằng chứng về hiệu quả của việc tiêu diệt virus trong chuỗi thực phẩm lạnh nhập khẩu. Kết quả này sẽ có ý nghĩa to lớn đối với việc khử trùng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan trong các sự kiện thể thao quốc tế lớn", CNNC đại diện cho nhóm dự án cho hay.

Phía CNNC cũng cho biết công tác chuẩn bị thử nghiệm đã bắt đầu từ tháng 12/2020, sau khi Trung Quốc ghi nhận một số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 có liên quan đến việc đóng gói thực phẩm đông lạnh nhập khẩu. Và trong thời gian ba tháng qua, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thí nghiệm chiếu xạ trên hai loại virus SARS-CoV-2 mô phỏng. Kết quả cho thấy một lượng nhỏ bức xạ có thể tiêu diệt mầm bệnh mà không ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm.

CNNC cho biết công nghệ bức xạ đã được sử dụng rộng rãi trong việc khử trùng vật tư y tế. Ở châu Âu và châu Mỹ, hơn 40% vật tư y tế đều được khử trùng bằng chiếu xạ. Tuy nhiên ở Trung Quốc, con số này chỉ khoảng 10%.

Trung Quốc bắt đầu sử dụng công nghệ bức xạ để khử trùng trang phục bảo hộ y tế dùng một lần vào năm ngoái vì phương pháp này ít tốn thời gian hơn so với quy trình truyền thống, khi sử dụng ethylene oxide phải mất tới 2 tuần.

Trong đại dịch COVID-19, các công nghệ chính được sử dụng để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan vào thực phẩm là khử trùng bằng hóa chất và tia cực tím. Tuy nhiên, công nghệ này có thể để lại lượng hóa chất dư thừa trong thực phẩm. Nó cũng chỉ được sử dụng trên những loại bao bì thực phẩm có bề mặt phẳng. So sánh với phương pháp này, chiếu xạ có thể khử trùng cả phần bên trong và bên ngoài của thực phẩm.

Liên quan đến các giải pháp tiêu diệt virus SARS-CoV-2, trước đó, Đại học Boston ở Mỹ đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác thực tính hiệu quả của các nguồn sáng bức xạ UV-C từ Signify trong việc vô hiệu hóa SARS-CoV-2.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch SARS CoV-2, Tiến sĩ Anthony Griffiths, Giáo sư chuyên về Vi Sinh tại Đại học Y Boston và nhóm cộng sự của ông đã nghiên cứu phát triển các công cụ để hỗ trợ tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này. Trong quá trình nghiên cứu, họ xử lý một vật liệu đã được phơi nhiễm vi rút SARS-CoV-2 bằng các liều lượng bức xạ UV-C khác nhau từ nguồn ánh sáng đèn của tập đoàn Signify và đánh giá khả năng vô hiệu hóa trong các điều kiện khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã áp dụng liều 5mJ/cm2, và kết quả cho thấy đã giảm đến 99% vi-rút SARS-CoV-2 trong 6 giây. Cũng theo dữ liệu nghiên cứu, với liều bức xạ 22mJ/cm2, lượng vi-rút đã giảm đến 99.9999% vi-rút chỉ trong vòng 25 giây3.

"Kết quả thí nghiệm của chúng tôi cho thấy với một liều lượng bức xạ UV-C thích hợp, vi-rút sẽ bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Chỉ trong vài giây, chúng tôi không còn phát hiện bất kỳ vi-rút nào. Chúng tôi rất phấn khởi trước những phát hiện này và hy vọng rằng kết quả này sẽ thúc đẩy việc phát triển các sản phẩm có thể giúp hạn chế sự lây lan của COVID-19". T.S Anthony Griffiths cho biết thêm.

Theo VietQ

Tin khác

Ứng dụng công nghệ để nhiều người bệnh được cứu sống hơn, chống dịch nhanh nhất, hiệu quả nhất (09/08/2021)

Vắc xin Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga đạt hiệu quả 97% khiến nhiều quốc gia tin tưởng (23/04/2021)

Bao nhiêu người tại Việt Nam đã được tiêm vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca? (09/04/2021)

Những đột phá trong nghiên cứu nhằm tiêu diệt Covid-19 (09/04/2021)

Loại vaccine Covid-19 thứ hai mới được Bộ Y tế phê duyệt có gì đặc biệt? (24/03/2021)

Ngày 8/3 sẽ bắt đầu tiêm vắcxin phòng COVID-19 tại Việt Nam (05/03/2021)

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắcxin cho nhu cầu phòng dịch cấp bách (01/02/2021)

Mực xăm hình có nguy cơ gây ung thư và đột biến nguy hiểm (04/08/2016)

Xây dựng mô hình trồng cây cỏ ngọt tập trung và nghiên cứu chiết xuất đường Steviosid trong lá cây (10/01/2016)

Đặc điểm lâm sàng, tính nhạy cảm kháng sinh và phân bố TYP huyết thanh của vi khuẩn STREPTOCOCCUS... (06/01/2016)

Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất mô hình.. (05/01/2016)

Xác định nhu cầu đào tạo liên tục của nhân lực y tế trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất mô hình Trung tâm Giáo dục sức khoẻ tại Trường Đại học kỹ thuật Y tế Hải Dương (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Nhi Hải Dương (28/10/2015)

Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động khám chữa bệnh tại BVĐK huyện Thanh Miện (15/09/2015)

Nghiên cứu bài thuốc “GANHPX” điều trị bệnh viêm gan B mạn tính tại Hải Dương. (14/09/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.