Khoa Học Kỹ Thuật và Công Nghệ 2015-10-29 10:32:22

BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên báo cáo KQNC*: Xây dựng mô hình trình diễn mở rộng nuôi thương phẩm cá rô phi dòng Sô Đan trên địa bàn huyện Gia Lộc,  tỉnh Hải Dư­ơng Cấp quản lý đề tài*:   ¨ Nhà nước        ¨Bộ           ¨ Tỉnh,Thành phố         ¨  Cơ sở Mó số đề tài (nếu có): Thời gian thực hiện:      2010 Cơ quan thực hiện:  Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Gia Lộc                                 Cơ quan chủ trỡ đề tài*:  UBND huyện Gia Lộc Cơ quan cấp trờn trực tiếp của CQ chủ trì*:  UBND tỉnh Hải Dương

Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):

Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: UBND tỉnh Hải Dương

Chủ nhiệm đề tài*:  Đỗ Văn Sáng        Học hàm, học vị:  Kỹ sư      Giới tính:  Nam

Đồng Chủ nhiệm:                                     Học hàm, học vị:                         Giới tớnh:  Nam/Nữ

Danh sỏch cỏ nhõn tham gia nghiờn cứu:

Họ và tờn: Nguyễn Thanh Tựng           Học hàm, học vị:  Kỹ sư                      Giới tớnh:  Nam

Họ và tờn: Vũ Văn Cấp                         Học hàm, học vị: Kỹ sư                       Giới tớnh:  Nam

Họ và tờn: Lờ Thỏi Nghiệp                    Học hàm, học vị: Th.sỹ                        Giới tớnh:  Nam

Họ và tờn: Vũ Thị May                          Học hàm, học vị: Kỹ sư                       Giới tớnh:  Nữ

Họ và tờn: Bùi Văn Viện                        Học hàm, học vị:                                  Giới tớnh:  Nam

Hỡnh thức đánh giá:        ¨  Nghiệm thu                  ¨Tổng kết

Đánh giỏ xếp loại:           ¨Xuất sắc       ¨Khỏ        ¨Đạt             ¨Không đạt

Thời gian hoàn thành BC:  

12

Nơi viết BC:   

Số trang báo cáo:                               Số trang Phụ lục:        trang

Tóm tắt báo cáo KQNC:

1-      Mục tiêu:

- Xây dựng mô hình trình diễn nuôi thương phẩm cá rô phi dòng SôĐan theo phương thức bán thâm trên địa bàn huyện Gia Lộc.

           - Hoàn thiện quy trình nuôi bán thâm canh cá rô phi dòng Sô Đan, phù hợp với điều kiện của huyện Gia Lộc.

2- Kết quả:

Điều tra khảo sát , lựa chọn hộ tham gia dự án

- Điều tra tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

- Điều tra khảo sát các hộ nuôi cá về điều kiện ao nuôi, tình hình nuôi cá những năm qua, kết quả, hiệu quả ( mỗi xã điều tra 15 - 20 hộ).

- Lựa chọn hộ tham gia thực hiện dự án: Lựa chọn các hộ, các ao nuôi đảm bảo kỹ thuật và yêu cầu thực hiện của dự án.

- Lựa chọn để xây dựng mô hình hộ nông dân chế biến thức ăn tại chỗ

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm theo phương thức bán thâm canh cá rô phi dòng Sô Đan

* Quy mô: Tổng diện tích 10 ha (100.000 m2) ở 3 xã :

- Xã Hồng Hưng: 3 ha (30.000 m2)

- Xã Hoàng Diệu: 4 ha (40.000 m2)

- Xã Đồng Quang: 3 ha (30.000 m2)

*Đối tượng nuôi: Cá rô phi đơn tính dòng Sô Đan.

*Quy trình áp dụng:

- Mật độ nuôi: 3 con/m2, cỡ cá từ  400 - 450 con/kg.

- Hình thức nuôi: Nuôi bán thâm canh bằng thức ăn công nghiệp và thức ăn tự chế (Thức ăn tự chế theo công thức do dự án hướng dẫn).

- Chế độ ăn: Cho cá ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều mát. Lượng thức ăn trong ngày 5 - 7% trọng lượng cá trong ao.

- Chế độ nước trong ao: Thường xuyên giữ mực nước từ 1,2 - 1,5 m. Định kỳ thay nước ao 2 lần/tháng, lượng nước thay bằng 1/3 lượng nước trong ao.

- Xử lý môi trường ao nuôi bằng vôi bột 2 lần/tháng với lượng 1 - 2 kg/100 m3 nước, đặc biệt trước hoặc sau khi có mưa rào.  

- Chế độ chăm sóc khác: Thường xuyên kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá, độ pH, bệnh cá, lượng ôxy. Theo dõi sức khoẻ của cá, hiện tượng cá nổi đầu, cá chết... để có biện pháp phòng ngừa.

*Chỉ tiêu đánh giá:

- Theo dõi các loại môi trường nuôi, mỗi vùng chọn 3 ao để theo dõi, đánh giá.

- Theo dõi, đánh giá cá: Mỗi tháng 1 lần, chọn ngẫu nhiên 30 cá thể để đánh giá các chỉ tiêu:

+ Tốc độ sinh trưởng và phát triển.

+ Tỷ lệ phân đàn.

+ Tỷ lệ mắc bệnh.

 

Hướng dẫn cho các hộ nông dân tham gia dự án tự chế biến thức ăn

Bằng các nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: Cám gạo, ngô, đậu tương, bột cá, rau xanh,... đảm bảo hàm lượng đạm từ 15% trở lên.

- Công thức chế biến: Cám gạo, bột ngô 35 - 40%, đậu tương 25 - 30%, bột cá 10 - 15%, rau xanh 15 - 20%, Premix  khoáng - Vitamin 1 - 2%.

Xây dựng mô hình

Sau khi khảo sát, lựa chọn hộ nuôi BCN dự án huyện tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật.

Nội dung tập huấn:

- Tập huấn quy trình kĩ thuật nuôi cá Rô phi dòng Sô Đan;

- Phổ biến nội dung và các chính sách hỗ trợ của dự án;

- Phổ biến mục đích,  yêu cầu của dự án để các hộ thực hiện;

- Các bước triển khai thực hiện dự án.

1. Chuẩn bị ao nuôi

 Từ 15- 30/4/2010 BCN Dự án  huyện kiểm tra công tác chuẩn bị ao nuôi của các hộ chính thức tham gia dự án trước khi thả cá giống. Qua công tác kiểm tra, nhìn chung các hộ đều làm tốt các công tác chuẩn bị ao trước khi thả giống như: Vét bùn thối, khử trùng bằng vôi bột, bón phân màu nước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi thả cá giống. Một số ít hộ do mới thu hoạch cá, công tác chuẩn bị ao chưa tốt, BCN  huyện đã đôn đốc và yêu cầu phải chuẩn bị ao thật tốt theo đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn trước khi thả cá giống.

2. Cung ứng cá giống cho các hộ tham gia dự án

Trước khi thả cá giống, BCN Dự án huyện đã phối hợp với BCĐ xã tổ chức cho các hộ tham gia dự án đi thăm cá giống tại một số cơ sở ương cá giống dòng Sô Đan tại xã Hưng Đạo, Minh Đức- huyện Tứ Kỳ và xí nghiệp cá giống Cầu Nguyệt - An Lão - Hải Phòng.

Quy trình kỹ thuật nuôi thương phẩm cá rô phi dòng Sô Đan

(Do Chi cục thủy sản tỉnh Hải dương biên soạn)

1.1. Điều kiện ao nuôi

- Diện tích ao nuôi 1.000 - 10.000 m2, tốt nhất 1.500 - 5.000 m2, độ sâu mực nước 1,5 - 2m.

- Ao không bị cây lâu năm che phủ, bờ ao chắc chắn không rò rỉ, chiều cao của bờ ao cao hơn mức nước cao nhất trong năm là 0,5m.

- Ao có thể tháo nước hoặc bơm nước vào thuận lợi, đáy ao bằng phẳng, lớp bùn đáy ao dày khoảng 20 - 30 cm.

- Có nguồn nước sạch cung cấp chủ động trong suốt quá trình nuôi.

- Đáy ao không bị ô nhiễm.

1.2. Cải tạo ao

- Trước khi nuôi cá ao phải được tát cạn nước trước 20 - 25 ngày, tiến hành tu sửa bờ ao, cống cấp nước, cống thoát nước, vét bùn đáy ao.

- Tẩy vôi: dùng vôi bột (CaO), vôi tôi (Ca(OH)2) với liều lượng từ 8 -10 kg/100m2, tương đương với 29 - 36 kg/sào bắc bộ.

- Cách dùng: Rải vôi đều xung quanh bờ ao, mặt đáy ao. Nếu nuôi các loại cá rô phi từ vụ trước cần bón 11- 14 kg vôi/sào, bón tập trung nhiều ở đáy ao. Sau khi rải vôi khắp đáy ao dùng cào hoặc cuốc trộn đều vôi với bùn đáy ao (làm như vậy để diệt trứng cá, cá con còn sót lại đáy ao và mầm bệnh từ vụ trước).

- Bón vôi xong phơi nắng khoảng 15 ngày.

- Bón phân cho ao: dùng phân chuồng ủ kỹ với lượng 11 -17kg/100m2.

- Nếu không dùng phân chuồng thì dùng đạm, lân kết hợp với tỷ lệ 1/2 hoặc 1/3 (tương đương 1 kg đạm, 2 hoặc 3 kg lân).

- Đạm, lân phải được hòa tan vào nước trước khi bón xuống ao.

- Lọc nước vào ao trước 3 ngày thả giống.

1.3. Mùa vụ thả cá giống

- Đối với Miền Bắc nước ta do ảnh hưởng mùa đông rét nên thường thả giống vào tháng 3 đến tháng 6 dương lịch hàng năm. Khoảng thời gian thả giống tốt nhất là cuối tháng 4 đầu tháng 5 dương lịch.

- Phương pháp thả: Thả con giống vào sáng hoặc chiều mát, tránh thả vào lúc nhiệt độ cao hoặc trời mưa rào. Ngâm túi cá xuống nước từ 5 - 10 phút (làm cho nhiệt độ trong túi cá và nhiệt độ nước ao cân bằng). Sau đó mở miệng túi cá ra cho nước ao vào để cá bơi ra ngoài từ từ. Nếu vận chuyển gần bằng dụng cụ xô, thùng thì khi thả cá phải dìm dụng cụ vận chuyển xuống nước để cho cá bơi ra tránh đổ mạnh làm cá sục bùn.

- Mật độ thả: Đối với mô hình nuôi năng suất 10 - 15 tấn/ ha, mật độ thả 3 con/m2, kích cỡ cá: 4 - 6 cm/con giống.

1.4.Quản lý, chăm sóc

- Phương pháp cho ăn: Ngày cho ăn 2 lần sáng 8- 9h, chiều 4-5h. Thực hiện theo 4 định (định số lượng, định chất lượng, định địa điểm, định thời gian).

- Định lượng thức ăn cho cá ăn hàng ngày, buổi sáng cho cá ăn 70% và buổi chiều 30% trọng lượng thức ăn trong ngày.

- Trường hợp nước ao không đảm bảo lượng thức ăn sinh vật phù du cho cá thì dùng đạm, lân với tỷ lệ như bảng trên bón cho ao.

- Cứ 10 ngày cân mẫu 1 lần để xác định kích cỡ trung bình, tính khối lượng cá trong ao để xác định lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng cách cân và lấy trung bình khối lượng của 30 cá thể.

* Lưu ý: Nếu nước ao luôn luôn duy trì màu xanh lá chuối thì ngừng bón phân.

- Quản lý ao: Thường xuyên thăm ao vào buổi sáng, buổi chiều hàng ngày, theo dõi hoạt động của cá.

- Kiểm tra bờ ao xem có bị rò rỉ không, cống đăng chắn có chắc chắn không.

- Định kỳ 1 -2 tuần cấp nước 1 lần, lượng nước từ 30-35 cm, đảm bảo nước trong ao từ 1,5 - 2m.

- Những ngày thời tiết thay đổi (nhiệt dộ cao, nhiệt độ thấp, trời âm u ít ánh nắng) cá thường ăn kém nên giảm lượng thức ăn tránh lãng phí.

- Nếu cá đang nổi đầu không nên cho cá ăn, chờ khi cá hết nổi đầu mới cho cá ăn.

- Cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi sau khi cho ăn 1 -2h, cá ăn không hết thì vớt hết thức ăn trên mặt ao.

- Định kỳ bón vôi xuống ao (15 ngày/lần), lượng vôi 2kg/100 m2 (trong quá trình nuôi nếu trời mưa rào, sau trời mưa cần bón vôi ngay cho ao để xử lý môi trường nước, ổn định pH). Từ tháng thứ 3 trở đi dùng thuốc Aqua Clenese -No, xử lý ao nuôi 1 lần/tháng liều lượng 0,2 g/m3 nước.

- Sau khi nuôi cá được 3 tháng, hàng ngày sử dụng máy sục khí cho ao để tăng lượng ô xy hoà tan cho ao nuôi.

1.5. Thu hoạch

- Sau khi nuôi cá được 5 -7 tháng, cá đạt cỡ 500 - 700 gam/con có thể xuất bán (Sau 6 tháng nuôi thu tỉa cá lớn đồng thời thay nước sạch, chăm sóc cá còn lại để đạt trọng lượng TB trên 0,5 kg/con cho giá bán cao)

- Trước khi đánh bắt cá phải ngừng cho cá ăn 1 ngày;

- Tháo vợi nước ao, kéo lưới từ 2 -3 mẻ thu cá, bơm cạn nước thu hết cá;

- Chuẩn bị ao cho chu kỳ sau.

2. Hoàn thiện thêm quy trình

- Qua quá trình áp dụng quy trình vào thực tế nuôi cá tại 12 hộ ở 3 xã: Hoàng Diệu; Hồng Hưng; Đồng Quang, về cơ bản quy trình đều phù hợp và áp dụng được nhưng để hoàn thiện phù hợp với điều kiện của huyện Gia lộc cần phải bổ xung thêm:

+ Thời gian thả cá từ ngày 15/4 đến 15/5 dương lịch hàng năm, đây là thời gian tại miền Bắc nhiệt độ phù hợp với cá rô phi, thời gian nuôi thương phẩm từ 5- 6 tháng thì thu hoạch tránh thời tiết rét cuối năm.

+ Trước khi thả ra ao nuôi cần ương nuôi tại ao ương cá giống khoảng 1 tháng, khi cá đạt trọng lượng TB 20- 25 gram/con thả ra ao nuôi, trong giai đoạn này cần đầu tư thâm canh cao, sử dụng cám hỗn hợp dạng mảnh 30% Prôtein, như vậy sẽ thuận lợi cho chăm sóc, quản lý, theo dõi cá giống khi mới nhập về và tạo tiền đề cho cá sau khi thả ra ao nuôi, cá sẽ có tốc độ sinh trưởng cao, đồng đều, tỷ lệ phân đàn thấp.

+ Cho cá ăn TĂ tổng hợp có độ đạm 27 % trở lên suốt quá trình nuôi, ngày cho ăn 2 lần: buổi sáng 70%, buổi chiều 30% khối lượng TĂ hàng ngày. những ngày thời tiết bất thường, nước ao đậm đặc hạn chế cho ăn, thậm chí dừng cho ăn. Không cho cá ăn TĂ công nghiệp và TĂ tự chế cùng một thời điểm.

+ Đối với ao nuôi có diện tích rộng, cần cố định một vài vị trí cho cá ăn tạo tránh hiện tượng cá phải bơi quá xa để tìm TĂ.

+ Chỉ thay nước hoặc bổ sung nước khi biết chắc chắn nguồn nước thay không bị ô nhiễm.

+ Từ tháng thứ 3 trở đi, ngoài định kỳ bón vôi 2 lần/tháng nên dùng chế phẩm xử lý môi trường: Chủ yếu dùng thuốc VICATO(viên sủi) với liều lượng 1kg/2.000- 2.500 m3 nước xen kẽ với bón vôi 2 lần/tháng.

+ Thu hoạch: Từ việc bổ xung quy trình trên, áp dụng thu hoạch 1 lần, không thực hiện đánh tỉa, thả bù.

* Xử lý bệnh

Tháng 7/2010 do ảnh hưởng của thời tiết nắng nóng kéo dài, không có mưa, nguồn nước trong ao cũng như  bên ngoài ô nhiễm nên đã xuất hiện bệnh xuất huyết trên đàn cá rô phi tại một số hộ nuôi cá rô phi nói chung và một số hộ thực hiện Dự án.

+ Đối với hộ không, chưa bị bệnh: Phòng bệnh chủ yếu định kỳ bón vôi xen kẽ với dùng thuốc xử lý môi trường: Dùng thuốc VICATO(viên sủi) hoặc dùng thuốc có tác dụng tương tự  như VICATO.

+ Đối với hộ xuất hiện bệnh: không bón vôi, dùng thuốc xử lý môi trường VICATO(viên sủi) 3 ngày/lần, liều lượng 1kg/2.000 m3 nước kết hợp sử dụng một trong các loại kháng sinh sau: Imekana- ACE; Doxycyline;  Han- Doxy; Han- Sulpha.

Để điều trị bệnh hiệu quả, chủ yếu duy trì chế phẩm xử lý môi trường và tìm mọi biện pháp tăng lượng ô xy hoà tan trong ao nuôi.

Xây dựng tổ liên gia

Tháng 4, BCN dự án đã phối hợp với các hộ tham gia dự án thành lập được 3 tổ liên gia:

+ Xã Hoàng diệu, tổ liên gia gồm 17 hộ đang nuôi cá tại vùng chuyển đổi thôn Lai cầu và Phan Hà do Bà Nguyễn Thị Hoạch làm Tổ trưởng.

+ Xã Hồng Hưng, tổ liên gia gồm 14 hộ đang nuôi cá tại vùng chuyển đổi thôn Phương Bằng do ông Đỗ Hoàng Tung làm Tổ trưởng.

 + Xã Đồng quang, tổ liên gia gồm 4 hộ đang nuôi cá tại vùng chuyển đổi thôn Đông Thượng do ông Đỗ  văn Lại  làm Tổ trưởng.

Công thức chế biến thức ăn Đề tài hướng dẫn

- Cám gạo, bột ngô 35 - 40%, đậu tương 25 - 30%, bột cá 10 - 15%, rau xanh 15 - 20%, Premix  khoáng -Vitamin c 1 - 2%.

- Các hộ gia đình sử dụng máy chế biến thức ăn nhỏ hoặc máy chế biến lớn (dùng cho liên hộ), các loại thức ăn trên được đưa qua máy chế biến phối trộn và  ép tạo viên.

Kết quả thực hiện tự chế biến thức ăn tại chỗ

- Ngoài sử dụng thức ăn công nghiệp, trong quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện, BCN dự án đã hướng dẫn các hộ nông dân kết hợp dùng thức ăn công nghiệp với thức ăn tự chế một cách hợp lý nhằm tận dụng nguyên liệu sẵn có, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả nuôi cá.

- Thông qua các đợt tập huấn kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật và kinh nghiệm từ các địa phương khác, các hộ nông dân đã nắm được công thức chế biến thức ăn tại chỗ và vận dụng rất linh hoạt tùy theo nguồn nguyên liệu của địa phương.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân, một số hộ chỉ dùng nguyên liệu như cám gạo, ngô, bã bia ... cho cá, hầu như chưa có khô dầu đậu tương và bột cá nên hàm lượng đạm thấp  mặt khác việc chế biến rất thô sơ chủ yếu là nghiền và nấu chín, chưa có hộ sử dụng máy chế biến thức ăn.

Do việc nắm được kỹ thuật chế biến thức ăn tại chỗ nên có 11/12 hộ đã tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để chế biến thức ăn và lượng thức ăn này chiếm 30% tổng lượng thức ăn, cá biệt có 1/12 hộ (Bà Nguyễn Thị Hoạch) đã sáng tạo tậndụng phân lợn tươi ủ trong hố với nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để sinh giòi cung cấp TA giàu đạm cho cá, giảm chi phí.

Dự án xây dựng mô hình trình diễn mở rộng nuôi thương phẩm cá rô phi dòng Sô Đan đã đạt được mục tiêu nội dung đề ra

- Về quy mô: Đã triển khai trên diện tích 100.100 m2 (đạt 100% so với mục tiêu của dự án) được thực hiện tại 3 xã thuộc huyện Gia Lộc.

- Kết quả xây dựng mô hình: Năng suất bình quân toàn mô hình: 13,03 tấn/ha; sản lượng: 130,32; trọng lượng bình quân: 550 g/con; doanh thu 3.349 triệu đồng (334,9 triệu/ha), lãi 315 triệu đồng (31,5 triệu đồng/ha/vụ).

- Thông qua thực hiện dự án đã trang bị cho các hộ nuôi cá kiến thức trong việc tự chế biến thức ăn nhằm tận dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

- Thông qua triển khai thực hiện dự án đã hoàn thiện quy trình nuôi cá rô phi dòng Sô Đan phù hợp với điều kiện thực tế của huyện Gia Lộc.

- Thông qua dự án đã nâng cao tính cộng đồng, thể hiện qua việc xây dựng được 3 tổ liên gia và bước đầu các tổ hoạt động có hiệu quả, được các hộ ghi nhận.

- Dự án đã được các cơ quan thông tin đại chúng: Đài truyền thanh huyện; truyền hình tỉnh..., các cơ quan, đoàn thể huyện như: Trạm khuyến nông; Hội nông dân: Hội phụ nữ tuyên truyền kết quả xây dựng mô hình.

Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

+ Kết quả thực hiện dự án đã mang lại nguồn sản phẩm và giá trị kinh tế đáng kể cho địa phương, mỗi hộ gia đình tham gia dự án đồng thời còn giúp nhiều hộ nông dân khác tiếp cận với đối tượng giống mới có giá giá trị hàng hoá cao, cách làm ăn mới để thoát nghèo tiến tới làm giàu cho gia đình và cho xã hội.

+ Thông qua việc thực hiện mô hình, hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với điều kiện môi trư­ờng sinh thái của các vùng đất ở huyện Gia Lộc. Nếu chất lượng con giống tốt, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật thì sẽ đạt hiệu quả cao, năng suất đạt từ 12- 14 tấn/ha trở lên.

 + Góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ tr­ương chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng nhanh giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

+ Từ hiệu quả của dự án nuôi thương phẩm cá Rô phi dòng Sô Đan đã kích thích và tạo niềm tin cho nhiều hộ nông dân mạnh dạn đầu tư vốn vào việc đặc biệt là tiếp nhận nuôi giống cá có giá trị hàng hóa cao, tích cực cải tạo, xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích NTTS

Khả năng ứng dụng và mở rộng:

Tại  Huyện Gia Lộc.

Tin khác

Kéo dài thời hạn sử dụng đặc sản Bánh Gai Ninh Giang (26/03/2023)

Mạng và các hệ thống thông minh - ICISN 2023 (22/03/2023)

Một công ty khởi nghiệp Mỹ đã phát minh lại bánh xe ô tô theo đúng nghĩa đen. Họ phát triển một loại bánh xe mới giúp loại bỏ nhu cầu sử dụng lốp cao su gây ô nhiễm. (25/10/2021)

Công cụ mới trong hoạch định chính sách khoa học và công nghệ (15/03/2021)

Lưu ý khi dùng đèn sưởi nhà tắm (22/01/2021)

Khai mạc vòng chung kết cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam năm 2019 (07/05/2019)

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương (11/01/2016)

Xây dựng mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học FITO-BIOMIX RR xử lý rơm, rạ thành phân bón.. (06/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/01/2016)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu... (05/01/2016)

Xây dựng phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

“Xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển một số giống chè mới thay thế diện tích vải, chè cũ kém hiệu quả trên địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” (28/10/2015)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng trang thông tin điện tử và phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ công tác của Hội LHPN tỉnh (28/10/2015)

Nghiên cứu áp dụng mô hình đào tạo theo học chế tín chỉ bậc đại học cho khối ngành kinh tế, kỹ thuật ở tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương (28/10/2015)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.