Quản lý đo lường 2011-11-22 14:15:07

Như chúng ta biết, thành phần chính của mì chính là glutamate, một loại axit amin phổ biến giúp cấu tạo nên chất đạm (protein) trong cơ thể sống. Mì chính có vị umami hay còn gọi là vị ngọt thịt, giúp làm gia tăng vị ngon cho thực phẩm, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Là một gia vị được sử dụng phổ biến nên tính an toàn của bột mì chính đã được rất nhiều các tổ chức Y tế có uy tín trên thế giới nghiên cứu và đánh giá về tính an toàn. Trong hơn 30 năm nghiên cứu và đánh giá, các tổ chức y tế và sức khỏe hàng đầu trên thế giới đều đánh giá mì chính là một gia vị an toàn trong chế biến thực phẩm.

 

Vào năm 1987, tại hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 31, JECFA (Ủy ban Hỗn hợp các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO)) đã chính thức xác nhận mì chính là gia vị an toàn cho sử dụng và không quy định liều dùng hàng ngày cho gia vị này.

Ngoài ra, hiện nay, các tổ chức sức khỏe khác như Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng Châu Âu (EC/SCF) hay Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) cũng có cùng kết luận là mì chính là một loại gia vị an toàn, và không gây ra bất cứ ảnh hưởng không tốt nào đến sức khỏe của chúng ta.

Ở Việt Nam, Bộ Y Tế cũng đưa mì chính vào trong danh mục các loại phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý mì chính chỉ là 1 gia vị thực phẩm có chức năng điều vị an toàn. Khi chế biến thực phẩm cần phải đảm bảo các chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất bột, chất xơ, chất béo, khoáng chất... có trong nguồn thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, trứng, sữa, rau củ quả... Ngoài ra, trong các nguồn thực phẩm tự nhiên cũng có chứa glutamate, và glutamate này về bản chất cũng giống như glutamate trong mì chính. Chính vì thế, thực phẩm chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên thường đã có được vị ngon ngọt - vị umami, và việc sử dụng một lượng thích hợp mì chính và các gia vị khác tùy theo nhu cầu từng món ăn sẽ giúp cho món ăn được ngon miệng hơn mà thôi.

101111_051443mi_chinh_2Mì chính có bị biến đổi thành chất độc khi nấu ở nhiệt độ cao không?
Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng mì chính chỉ mất tác dụng điều vị và có thể bị biến đổi khi bị đốt cháy liên tục trong vòng 2 giờ, ở nhiệt độ trên 300oC. Các nhà khoa học đã cho đốt cháy mì chính trong điều kiện nhiệt độ tăng dần từ thấp đến cao. Khi đạt đến nhiệt độ từ 300oC và kéo dài trong 2 giờ thì mì chính bị biến đổi thành các dẫn xuất màu đen và mất tác dụng điều vị.
Trong điều kiện thời gian và nhiệt độ cao như vậy, các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm tự nhiên như protein (chất đạm), đường... cũng bị cháy đen và có thể trở thành chất gây hại cho sức khỏe.

Thực tế cho thấy, trong các quá trình chế biến món ăn thông thường, nhiệt độ cao nhất hầu như khó đạt đến 300oC, xin nêu ra một số ví dụ sau:
- Các món canh, món luộc thì nhiệt độ sôi sấp xỉ nhiệt độ sôi của nước: 100oC.
- Các món chiên, rán: Bơ có nhiệt độ sôi từ 115-130oC, mỡ lợn có nhiệt độ sôi từ 150oC – 160oC, dầu thực vật có nhiệt độ sôi từ 170oC – 200oC và cao tối đa là khoảng 260oC.
Như vậy, về cơ bản mì chính không bị biến đổi và không ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta khi sử dụng ở điều kiện và nhiệt độ nấu ăn thông thường. Do đó, chúng ta có thể nêm nếm mì chính vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình nấu ăn đều được.

                                                                         Theo báo sức khoẻ và đời sống

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.