Quản lý đo lường 2011-06-01 09:34:10

Đây là thông tin được GS Chu Phạm Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh khuyến cáo tại buổi toạ đàm về “An toàn thực phẩm, bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng” do uỷ ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM tổ chức vào sáng 31.5.

Điều đáng báo động nhất chính là các loại thuốc tăng trưởng, hoá chất bảo quản, tạo màu, mùi vị… đang được nhà sản xuất cố tình sử dụng trong chế biến thực phẩm.
Chưa kiểm soát được nguồn gốc rau củ quả, thịt
Theo thống kê và nghiên cứu mới nhất của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật TPHCM, thì hiện nay, toàn TP mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu thực phẩm cho người dân và các cơ sở sản xuất chế biến. Số còn lại 80% phải nhập từ các địa phương khác và nhập khẩu từ nước ngoài.
Nguồn gốc của thực phẩm nhập đến thời điểm này vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Chỉ riêng 3 chợ đầu mối: Nông sản Bình Điền (quận 8), chợ rau củ quả Thủ Đức, chợ Hóc Môn, mỗi ngày, lượng rau quả từ các tỉnh đổ về khoảng 1000 tấn. Đó là chưa kể vào thời điểm cuối năm, sản lượng có thể tăng gấp đôi.
Không chỉ có nguy cơ ngộ độc thực phẩm ở các loại rau củ quả chứa độc tố, mà lượng thực phẩm tươi sống cũng nguy hiểm không kém. Bình quân nhu cầu tiêu thụ sản phẩm động vật của TP hiện nay khoảng 650 - 700 tấn/ngày, tương đương 460 con trâu bò, 8.000 con heo, 35.000 gia cầm. Nhưng, ngành chăn nuôi TP chỉ có khả năng tự cung cấp 15 - 20% nhu cầu thực phẩm tươi sống nguồn gốc động vật. Trong khi đó, hiện nay các cơ quan chức năng liên tục phát hiện chất thuốc kích thích, tăng trưởng, giảm mập tăng béo (axit gibberellic GA3, clenbuterol).
Theo thống kê của Sở Y tế TPHCM, trên địa bàn 24 quận, huyện của TP hiện có khoảng 46.800 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đang hoạt động. Trong năm 2010, toàn TPHCM có 700 nạn nhân trong 13 vụ ngộ độc tập thể phải nhập viện cấp cứu do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Số liệu trên chưa phản ánh thực chất, vì đây là những ca trong các vụ ngộ độc có đông người bị, trên thực tế, các ca ngộ độc lẻ tẻ cấp cứu đến BV hằng ngày chắc chắn chiếm số lượng không nhỏ.
B183105jpg-085614
Thuỷ hải sản tại chợ đầu mối khó kiểm soát được nguồn gốc. Ảnh: Võ Tuấn
Sợ nhiễm độc theo kiểu dây chuyền
ThS Phạm Kim Phương - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm (Sở Khoa học - Công nghệ TPHCM) - từng đặt vấn đề, đối với thịt heo, thịt gà cần kiểm tra lại từ nguồn. Đó chính là thức ăn gia súc. Trong cám, trong thức ăn cho gia cầm, gia súc có chứa hoóc môn tăng trưởng thì dứt khoát con gà, con heo và cuối cùng là người ăn bị nhiễm độc theo kiểu “dây chuyền”.
Một thực tế hiện nay cần phải nhìn nhận là tại khu vực chợ Kim Biên, người bán vừa kinh doanh song song hóa chất công nghiệp và hóa chất thực phẩm dẫn đến người mua dễ có sự nhầm lẫn hoặc tạo điều kiện cho những người cố tình mua đem về sử dụng sai quy định, điều đó rất nguy hiểm. Khi có sự cố xảy ra, bên bán và bên mua lại đùn đẩy trách nhiệm.
GS Chu Phạm Ngọc Sơn nhận định, với những mẫu thực phẩm phức tạp cộng với “cách chế biến bất ngờ” của các cơ sở sản xuất thực phẩm sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu không qua kiểm soát nhiều hàng hoá từ nước ngoài thì việc phân tích đã khó, đến nay càng khó hơn trong tình hình thực tế hiện nay. Quản lý lỏng lẻo, chồng chéo cộng với lực lượng mỏng nên VSATTP bị thả nổi.
GS Sơn kiến nghị: “Tại các TP lớn, nên chăng có một ủy ban điều phối chung mà đứng  đầu là một phó chủ tịch UBND TP  để thống nhất hành động trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, tránh  dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí  tiền của và nhân lực. Mặt khác, cần gấp rút tăng cường và mở rộng hệ thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của viện, trường đại học, phòng thử nghiệm tư nhân  nếu xét thấy hội đủ các yêu cầu quy định về chất lượng kiểm nghiệm.
Thực chất đảm bảo VSATTP chỉ có thể giải quyết được tốt nếu có những biện pháp đồng bộ từ mọi người chúng ta, từ người quản lý, người sản xuất, đến người tiêu dùng đều phải đồng lòng thực hiện với mục tiêu giữ gìn sức khoẻ cho thế hệ chúng ta hôm nay và cả thế hệ con cháu chúng ta ngày mai”. (laodong.com.vn)

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.