Quản lý đo lường 2013-08-09 00:00:00

Các chuyên gia khuyên người tiêu dùng, muốn dùng sữa bột nên có tư vấn của bác sỹ, mua cần lấy hóa đơn, chứng từ. Ảnh minh họa Nếu dùng phải sữa nhiễm khuẩn, triệu chứng khởi phát đột ngột sẽ là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhẹ hoặc nhiều lần; khô miệng, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân. Toàn phát có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, giãn đồng tử, liệt mềm gây khó nuốt. Nếu nhiễm độc nặng có thể tử vong do liệt cơ hô hấp...

Vẫn chưa thu hồi hết sản phẩm trên thị trường
Đã "nóng bỏng" hơn một tuần nay, tuy nhiên, tính đến nay, các sản phẩm sữa bột bị nhiễm khuẩn của Công ty Abbott Việt Nam và Công ty Danone Việt Nam vẫn chưa thể thu hồi hết được. Lý do tại sao vẫn chưa thu hồi hết sản phẩm chưa được hai doanh nghiệp nói trên tiết lộ nhưng theo một số phân tích của các nhà quản lý, có thể sản phẩm đã được tiêu thụ hoặc kênh phân phối chưa rõ ràng nên không kiểm soát hết được.
Thực tế nói trên đẩy người tiêu dùng tới một lo ngại mới, nếu không thu hồi được hết số sản phẩm sữa bột bị nhiễm khuẩn vẫn còn đang tồn tại trên thị trường, "bất thình linh", người tiêu dùng có thể mua phải sản phẩm dù muốn hay không muốn.
Trả lời phỏng vấn trên VOV mới đây, ông Đỗ Thanh Lam - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Thị trường - Bộ Công Thương cho rằng, hiện nay, ngoài hàng hóa nhập khẩu chính thức được cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra kiểm soát về chất lượng, còn có lượng hàng hóa xách tay theo tiêu chuẩn của những người đi nước ngoài, không loại trừ lượng khác thẩm lậu.
2 luồng hàng này không được kiểm tra chất lượng. Đây là vấn đề cần xử lý. Các cơ quan chức năng cần phải xử lý quyết liệt. Còn người dân khi mua hàng hóa phải lấy hóa đơn chứng từ để khi có phát sinh về kém chất lượng hay hàng giả mới có cơ sở xử lý.
Tính đến nay, Công ty Abbott Việt Nam và Công ty Danone Việt Nam thu hồi được khoảng 12.000 hộp sữa bị nhiễm khuẩn. Còn một lượng lớn sản phẩm nhiễm khuẩn vẫn chưa được thu hồi hết và theo cam kết của các doanh nghiệp này, họ sẽ đẩy mạnh quá trình, thu hồi toàn bộ sản phẩm có mã hàng nghi ngờ không an toàn trên thị trường.
Theo ông Đỗ Thanh Lam, Cục Quản lý Thị trường đang tăng cường chỉ đạo quản lý thị trường cả nước tiếp tục kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng trên địa bàn kịp thời xử lý rứt điểm sự việc. Cục Quản lý thị trường đã yêu cầu các công ty, đặc biệt là Abbot Việt Nam có báo cáo về nhập khẩu và phân phối sản phẩm này trên thị trường.
Trả lời câu hỏi về việc dư luận vẫn chưa yên tâm về những nỗ lực của cơ quan chức năng và doanh nghiệp, ông Lam cho biết, cơ quan chức năng đang xác minh và đề nghị công ty Abbott phối hợp về việc phân phối tại Việt Nam.
"Nếu đơn vị nào nhập khẩu lô sản phẩm này, chúng tôi sẽ phối hợp cơ quan chức năng kiểm tra, bảo vệ quyền lợi người dân. Tuy vậy, khi doanh nghiệp nhập nguyên liệu, đó không phải là hàng bán trên thị trường, thì lô hàng đó lại thuộc phạm vi kiểm soát của cơ quan kiểm soát chất lượng, Họ đã có đánh giá chất lượng ngay từ đầu về". ông Lam nói.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc khuẩn C. botulinum
Dưới góc độ chuyên môn, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, bệnh do vi khuẩn C. botulinum gây ra, có nhiều thể bệnh, nhưng thể ngộ độc thực phẩm do độc tố C. botulinum thường gặp nhất.
Độc tố của C. botulinum cực độc, vi khuẩn có khả năng sống sót cao. Trong điều kiện bảo quản lạnh và có môi trường kiềm thì vi khuẩn có thể sinh ra nhiều độc tố. Đáng nói là vi khuẩn C. botulinum sống rất dai. Với các hóa chất khử trùng thông dụng phải mất 30 phút trong nhiệt độ 60oC mới tiêu diệt được và để khử độc tố cần đun sôi 100oC ít nhất 15 phút…
Những người hay dùng đồ hộp, thực phẩm xông khói, thực phẩm lên men yếm khí, người làm nghề giết mổ, người lao động tiếp xúc với phân người và động vật. Bệnh C. botulinum thường ở dạng tản phát hoặc có khi là vụ ngộ độc thực phẩm vừa/nhỏ.
"Bệnh có thể khởi phát đột ngột với biểu hiện buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy nhẹ hoặc nhiều lần; khô miệng, ăn uống kém, mệt mỏi toàn thân. Toàn phát có triệu chứng nhìn mờ, nhìn đôi, giãn đồng tử, liệt mềm gây khó nuốt, khó nói, khó thở, táo bón, chướng bụng; không sốt, không có hội chứng màng não; người bệnh tỉnh  táo. Nếu nhiễm độc nặng có thể tử vong", TS Hùng cho biết.
Các biện pháp phòng ngừa nhiễm botulinum từ thực phẩm
Những yếu tố ngăn sự phát triển của Clostridium botulinum bao gồm nhiệt độ cao, pH < 4.6, chất bảo quản thực phẩm (nitrites, sorbic acid, phenolic antioxidants, polyphosphates, ascorbates…), vi khuẩn có lợi (lactic acid bacteria), thực phẩm được làm khô, ướp muối, đường. Clostridium botulinum có thể phát triển ở nhiệt độ 3-43°C nhưng thuận lợi nhất là ở 30-43°C.
Đa số trường hợp nhiễm từ thức ăn là do từ thực phẩm đóng gói tại nhà. Bào tử vi khuẩn bền với nhiệt, nhưng độc tố của nó thì dễ bị hủy bởi nhiệt. Nấu lại thức ăn đóng gói thủ công ở 70°C trong 10-20 phút có thể ngăn ngừa nhiễm độc hiệu quả. Thực phẩm đóng gói công nghiệp ít bị nhiễm botulinum nhưng không nên sử dụng nếu bị phồng, rách hay hết hạn.
Bảo quản thức ăn người tiêu dùng cần lưu ý:
- Giữ thức ăn chưa dùng ở dưới 5oC (41oF) cho đến lúc sử dụng.
- Thịt nên được hút chân không hoặc đông lạnh.
-  Rã đông ngay trước khi nấu.
-  Dùng hết thực phẩm đã rã đông, không cấp đông lại thực phẩm đã rã đông.
- Thực phẩm đã nấu chín phải giữ ở nhiệt độ trên 57oC (135oF) hoặc dưới 5oC (41oF).

- Rửa tay, dụng cụ, bề mặt tiếp xúc thức ăn bằng xà phòng ấm sau khi chế biến thức ăn tươi, thịt, đồ biển, rửa tay trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh.

                                                                                                       Theo VietQ.vn

Tin khác

Đo lường thông minh - thay đổi cách kiểm soát chất lượng truyền thống (21/08/2024)

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.