Quản lý đo lường 2010-11-29 14:17:40

Nghị định 97/2010/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHCN được Chính phủ ban hành ngày 21/9/2010 nhằm hướng dẫn thi hành những quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19/6/2009, có hiệu lực vào ngày 01/01/2010, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 được sửa đổi năm 2008 liên quan đến xử phạt hành chính các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Để đảm bảo thống nhất áp dụng các quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực SHCN, Nghị định này đồng thời hướng dẫn thi hành các quy định về xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN trong Luật Cạnh tranh 2004 và liên quan đến tên miền trong Luật Công nghệ Thông tin năm 2006. Trong phạm vi liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền đối với nhãn hiệu và tên thương mại, Nghị định này cũng quy định một số biện pháp xử lý đối với trường hợp xâm phạm quyền SHCN nhưng thực tế chưa tiến hành xử lý do thiếu sự đồng bộ giữa Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Doanh nghiệp (về đặt tên và sử dụng tên doanh nghiệp) cũng như một số văn bản luật trong lĩnh vực y tế, dược phẩm và nôn g nghiệp (liên quan đến cấp phép lưu hành sản phẩm trên thị trường, cấp phép nhập khẩu thuốc chữa bệnh và thuốc bảo vệ thực vật).

Về hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính:

Ngoài những quy định có tính kế thừa Nghị định 106/2006/NĐ-CP, một số điểm mới so với Nghị định 106/2006/NĐ-CP được thể hiện trong Nghị định này là:

- Thứ nhất, về mức phạt: không áp dụng phương pháp tính số lần (1 lần đến 2 lần) như Nghị định 106/2006/NĐ-CP, việc xác định mức phạt cụ thể theo giá trị hàng hoá, dịch vụ vi phạm.

- Thứ hai, để đảm bảo tính răn đe trong việc xử lý các đối tượng vi phạm, mức phạt trong Nghị định này có sự phân biệt giữa các chủ thể thực hiện hành vi, cụ thể với đối tượng có hành vi bán, chào hàng, tàng trữ, trưng bày để bán có mức phạt thấp hơn so với chủ thể thực hiện hành vi sản xuất, nhập khẩu, đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi vi phạm.

- Thứ ba, đã quy định xử lý đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp. Khắc phục tình trạng Luật Sở hữu trí tuệ dẫn chiếu việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định pháp luật cạnh tranh, trong khi pháp luật cạnh tranh lại không quy định đầy đủ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh như trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng như các chế tài xử lý các hành vi đó, Nghị định này đã đưa ra các mức phạt phù hợp với quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2008 đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ. Thẩm quyền xử phạt cũng được trao cho Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) và Thanh tra Thông tin và Truyền thông.

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

Điểm mới của Nghị định 97/2010/NĐ-CP so với Nghị định 106/2006/NĐ-CP là:

- Quy định thẩm quyền xử phạt của Cục Quản lý cạnh tranh, Thanh tra Thông tin và Truyền thông và Thanh tra Khoa học và Công nghệ trong việc xử lý những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thuộc chức năng quản lý nhà nước của mỗi cơ quan.

- Quy định cụ thể thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan: Thanh tra Khoa học và Công nghệ (Điều 16); Thanh tra Thanh tra thông tin truyền thông (Điều 17); Quản lý thị trường (Điều 18); Hải quan (Điều 19); Công an nhân dân (Điều 20); Cục quản lý cạnh tranh (Điều 21); Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

- Quy định cụ thể thủ tục, thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt.

Về thủ tục xử lý vi phạm:

Một số điểm mới so với Nghị định 106/2006/NĐ-CP là:

- Quy định rõ quyền yêu cầu xử lý vi phạm và thẩm quyền chủ động phát hiện xử lý vi phạm; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, đặc biệt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên yêu cầu xử lý và quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm tương ứng của bên bị yêu cầu xử lý.

- Quy định rõ cách thức thực hiện quyền yêu cầu xử lý vi phạm: người có quyền yêu cầu xử lý; tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm; nội dung và hình thức văn bản ủy quyền thực hiện yêu cầu xử lý vi phạm phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật dân sự.

- Quy định cụ thể các tình huống từ chối hoặc dừng thủ tục xử lý xử lý vi phạm.

- Quy định cụ thể cách thức xử lý vụ vi phạm khi phát sinh tranh chấp giữa các bên liên quan.

- Quy định thủ tục sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp quyết định giải quyết tranh chấp về sở hữu công nghiệp được ban hành những dẫn tới sự thay đổi căn cứ, nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Quy định cụ thể thủ tục tịch thu và xử lý hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu, đã quy định cụ thể về việc thời hạn phải xử lý tang vật, phương tiện, cho phép chủ thể quyền tham gia, giám sát và thực hiện trách nhiệm hỗ trợ cơ quan thẩm quyền xử lý hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm bị tịch thu.

Về điều khoản thi hành:

Chương này gồm 3 điều, ngoài việc kế thừa và tuân thủ các quy định về hình thức bắt buộc của Nghị định, Nghị định đã giao trách nhiệm cho Bộ Khoa học và Công nghệ bên cạnh việc xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, Bộ Khoa học và Công nghệ còn có trách nhiệm:

- Thu thập, lưu giữ, thống kê thông tin xử lý vi phạm pháp luật sở hữu công nghiệp, thiết lập và quản lý cơ sở dữ liệu, mạng thông tin điện tử về thực thi quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính;

Những nội dung này phù hợp với chức năng đầu mối quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ theo sự phân công của Chính phủ cho Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc xây dựng cơ chế cung cấp thông tin về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, từng bước thống nhất và minh bạch hóa thông tin về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. ( ST)

Tin khác

Tự động hóa công nghiệp - bước ngoặt lớn trong lĩnh vực đo lường (23/07/2024)

Muốn đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phải đảm bảo về đo lường (07/03/2023)

Thông tư 10/2022/TT-BKHCN sửa đổi bổ sung một số điêu của Thông tư số 28/2013/TT-BKHCN ngày 17 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (14/09/2022)

Tăng cường đổi mới hoạt động đo lường cho 33 ngành, lĩnh vực trọng tâm (17/05/2021)

Tổ chức hỗ trợ kiểm định cân khối lượng tại Chợ tạm Phú Yên và Chợ Con, TP Hải Dương (01/06/2020)

Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh: Khung pháp lý về đo lường của Việt Nam hài hòa với khu vực và quốc tế (07/11/2019)

Phát triển hạ tầng đo lường quốc gia theo hướng đồng bộ, hiện đại, đáp ứng hội nhập quốc tế (21/04/2019)

Hội thảo “hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế và kỷ niệm ngày đo lường Việt Nam 20-1” (20/01/2019)

Kết quả kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 8 năm 2018 (11/09/2018)

Sửa đổi, bổ sung Khoản 7 Điều 6 Thông tư số 15/2015/TT BKHCN của Bộ trưởng Bộ KHCN (12/07/2018)

Thông tư 15 không quy định cây xăng ‘phải in chứng từ cho khách hàng’ (08/07/2018)

Kết quả kiểm tra về đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường tháng 4 năm 2018 (02/05/2018)

Phổ biến phép đo khối lượng trong thương mại bán lẻ theo Thông tư 09/2017/TT-BKHCN (01/05/2018)

Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra nhà nước về Đo lường dành cho cán bộ cấp huyện (28/03/2018)

Hướng dẫn việc gắn thiết bị in chứng từ bán hàng cho cột đo xăng dầu (26/02/2018)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.