Thông tin TC-ĐL-CL 2008-02-25 05:29:32

Nhật Bản không có quy định hạn chế gì đặc biệt đối với loại hàng này. Nhưng đây là loại hàng có nhiều chủng loại mặt hàng với mục đích sử dụng khác nhau và được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác khác nhau nên theo nguyên tắc cơ bản thì tuỳ thuộc loại nguyên liệu và mục đích sử dụng sẽ áp dụng những Luật riêng.

 Cụ thể:

-Với mặt hàng làm từ nguyên liệu là thực vật như mây tre, rơm rạ, gỗ … thì có loại phải kiểm dịch thực vật trước khi cho phép nhập khẩu. Phương pháp và thủ tục kiểm dịch như đã nêu trong phần Nông sản, thực vật nhập.

-Mặt hàng làm từ nguyên liệu da động vật hoang dã và từ các loại thực vật quý hiếm sẽ áp dụng theo các quy định trong Điều ước Washington. Đặc biệt các sản phẩm túi xách làm bằng da còn áp dụng quy định của Luật chống thông tin sai lệch về hàng hoá, Luật thông tin chất lượng sản phẩm dùng trong gia đình, Luật Sở hữu trí tuệ về mẫu mã và quyền sản xuất riêng.

-Mặt hàng làm với mục đích sử dụng là dụng cụ liên quan trực tiếp đến thực phẩm của người như các dụng cụ đồ ăn bằng gốm, sứ, mây tre, bát đũa… còn phải kiểm tra vệ sinh theo Luật VSATTP.

-Sau khi nhậ được mẫu từ người xuất khẩu, người nhập khẩu để nguyên phong bì mang đến nơi kiểm dịch gần nơi sẽ nhập khẩu hàng đó.Cơ quan này căn cứ vào chất liệu, độ màu, kích cỡ…. để đưa ra những mục cần kiểm tra. Sau đó đóng lại và niêm phong để người nhập khẩu mang tới nơi kiểm tra theo quy định của Bộ Y Tế Nhật và yêu cầu kiểm tra theo đề mục đã được chỉ định. Sau khi kiểm tra an toàn vệ sinh, cơ quan này sẽ cấp Giấy chứng nhận và thông báo tới cơ quan kiểm dịch cửa khẩu, nơi sẽ nhập khẩu loại hàng đó. Nếu không có vấn đề gì thì người nhập khẩu có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng đúng theo mẫu đã kiểm. Nếu trường hợp nhập khẩu cùng loại hàng đó từ cùng 1 người xuất khẩu trong 1 thời gian nhất định thì có thể dùng lại giấy chứng nhận mẫu đó. Nhưng nếu hàng hoá có sự thay đổi về màu sắc, chất liệu, kích cỡ… thì phải xin kiểm tra lại.

Ngoài những quy định trên, khi xuất khẩu, người xuất khẩu còn phải chú ý đến nhiều yếu tố khác và tuỳ trường hợp phải thông báo ngay cho người nhập khẩu biết về quy trình sản xuất, tình trạng và vật liệu dùng để làm bao bì, tên thuốc khử trùng… để người nhập khẩu có đủ tài liệu cung cấp cho cơ quan kiểm dịch khi nhập khẩu.

 (Vinanet)

Tin khác

TCVN 13975:2024 áp dụng đối với sơn sần dạng nhũ tương nhựa tổng hợp (29/07/2024)

Tiêu chuẩn RDS – Chìa khóa vàng giúp ngành dệt may phát triển bền vững (23/07/2024)

Thúc đẩy tiếp cận và sử dụng năng lượng sạch thông qua xây dựng TCVN về pin lưu trữ năng lượng (21/07/2024)

Dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật đối với túi nhựa dùng một lần (18/07/2024)

TCVN 13992:2024 về thu thập thông tin đối với chuỗi cung ứng đồ chơi trẻ em (17/07/2024)

Cà Mau: Hỗ trợ doanh nghiệp OCOP áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (16/07/2024)

Phát triển tiêu chuẩn kỹ thuật về trạm sạc, đưa xe điện đến gần hơn với người tiêu dùng (10/07/2024)

ISO tập trung xây dựng tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên về Net Zero (03/07/2024)

Khoa học công nghệ: Chìa khóa tạo sức cạnh tranh cho doanh nghiệp (16/06/2024)

Truy xuất nguồn gốc thủy sản theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13991:2024 (09/06/2024)

Bàn giải pháp nâng cao năng suất lao động quốc gia (21/05/2024)

Bắc Giang triển khai Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2024 (08/03/2024)

Hơn 1.600 chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng trong nước và quốc tế (03/03/2024)

Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành Quy chuẩn quốc gia về thiết kế đường cao tốc (26/02/2024)

Tiêu chuẩn ISO 56000:2020 về quản lý đổi mới sáng tạo thúc đẩy tăng trưởng bền vững (30/08/2023)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.