Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu Emina, phân hữu cơ trong sản xuất hành và biện pháp bảo quản hành bằng rơm

Từ năm 2018 - 2019, GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Nông nghiệp (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã thực hiện đề tài Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu Emina, phân hữu cơ trong sản xuất hành và biện pháp bảo quản hành bằng rơm tại Hải Dương. Nhằm xây dựng được quy trình sử dụng chế phẩm EMINA hữu hiệutrong sản xuất hànhthương phẩm đảm bảo tăng năng suất từ 15-25% chothị xãKinh Môn (Hải Dương).Xây dựng được quy trình kỹ thuật bảo quản hành củ thương phẩm và hành giốngkhông sử dụng hóa chất có tỷ lệ hao hụt thấp hơn từ 15-20% so với truyền thống tạo sảnphẩm hành sạch cho tiêu dùng quanh năm tại thị xã Kinh Môn (Hải Dương).

Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu Emina, phân hữu cơ trong sản xuất hành và biện pháp bảo quản hành bằng rơm

Cây hành được trồng vào vụ đông, thời gian trồng từ 110 - 120 ngày, có hai giống hành chính là hành trắng và hành đỏ, lượng giống trồng là 20 kg/sào. Khoảng cách trồng từ 20 cm x 25 cm, 25 x 25 cm, 25 x 30 cm.

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (Effective Microorganisms), viết tắt là EM được phát minh năm 1980 bởi GS. TS Teruo Higa, Trường Đại học Tổng hợp Ryuskyus - Okinawa Nhật Bản. Từ đó đến nay, công nghệ này được áp dụng thành công trên 100 quốc gia.

EM là tập hợp của 80 loài vi sinh vật kị khí và yếm khí thuộc 10 chi khác nhau. Kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước (1998 - 2000) cho thấy: EM gồm 5 nhóm vi sinh vật chủ yếu: Vi khuẩn Lactic, Vi khuẩn Bacillus, Vi khuẩn quang hợp, Nấm men, Nấm sợi.

Các tác dụng tích cực và hiệu quả của chế phẩm EM: Bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, nư­ớc, môi trư­ờng. Cải thiện môi tr­ường lý, hóa, sinh của đất, n­ước, môi trư­ờng, hạn chế các tác nhân gây bệnh. Xử lý rác thải, nư­ớc thải, môi trư­ờng ô nhiễm, khử mùi hôi. Tăng năng suất, chất lư­ợng cây trồng, vật  nuôi, thủy sản. Tăng hiệu lực sử dụng chất hữu cơ làm phân bón. Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm EM,Viện Sinh học nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã phân lập được từ các nhóm vi khuẩn có ích tại Việt Nam gồm: vi khuẩn quang hợp (Rhodobacter sp,), vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis…) và nấm men Saccharomyces tạo ra Chế phẩm vi sinhvậthữu hiệu EMINA. EMINA đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là Tiến bộ kỹ thuật, cho phép sử dụng rộng rãi.Các vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, động vật, môi trường và rất dễ sử dụng.

Dựa trên nguyên tắc hoạt động và phối chế của chế phẩm EM,Viện Sinh học nông nghiệp, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã phân lập được từ các nhóm vi khuẩn có ích tại Việt Nam gồm: vi khuẩn quang hợp (Rhodobacter sp,), vi khuẩn Lactobacillus, vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis…) và nấm men Saccharomyces tạo ra Chế phẩm vi sinhvậthữu hiệu EMINA. EMINA đã được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận là Tiến bộ kỹ thuật, cho phép sử dụng rộng rãi.Các vi sinh vật hữu hiệu trong chế phẩm được phân lập từ tự nhiên hoàn toàn không độc với người, động vật, môi trường và rất dễ sử dụng.

Hành là một đặc sản có thương hiệu của Kinh Môn, tuy nhiên việc lạm dụng phân vô cơ, đặc biệt là Super lân - 110 kg/sào, các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học đang làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn của hành và ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Cần đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề bức xúc trên. Một trong giải pháp có hiệu quả là sử dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu Emina trong sản xuất hành tại Kinh Môn.

Các kết quả nghiên cứu liên tục trong ba năm từ 2017 - 2019 của Viện Sinh học nông nghiệp (Học viện nông nghiệp Việt Nam) trên hành, mủa, tỏi tại Kinh Môn cũng như một số địa phương khác đã cho thấy: xử lý Emina (phun) cho hành trồng đã làm năng suất trên 14% so với đối chứng, đặc biệt giảm được lượng phân bón lót vô cơ mà không ảnh hưởng đến năng suất. Đề tài đã xây dựng 03 mô hình trình diễn công nghệ sản xuất hành thương phẩm sạch (1ha/mô hình) Thực hiện 03 ha tại 3 xã: An Sinh, Thượng Quận và Lạc Long. Theo quy trình trồng trọt tiên tiến của địa phương và quy trình sử dụng chế phẩm EMINA của Viện Sinh học nông nghiệp.Xây dựng 03 mô hình trình diễn bảo quản hành giống bằng công nghệ không hóa chất tại 03 hộ nông dân (1500 kg/hộ). Thực hiện ở 3 hộ gia đình, hộ gia đình Ông Nguyễn Hữu Lượng xã Thượng Quận, hộ gia đình Ông Dương Văn Tấn ở xã Hiệp Hòa và hộ gia đình Ông Trần Quang Sửu ở xã Lạc Long.

Các chỉ tiêu chất lượng, mẫu mã hành được xử lý Emina đều tăng rõ rệt. Biện pháp xử lý Emina làm tăng hiệu quả kinh tế, giảm đầu tư phân bón, giảm ô nhiễm môi trường.

Có thể bảo quản hành bằng phương pháp mới trong đống rơm, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học mà vẫn cho tỷ lệ hao hụt thấp 19,9% - 22,2% so đối chứng bảo quản thông thường 31,75%.

Hải Ninh

 

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây