Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa giảm thiểu phát thải khí hiệu ứng nhà kính tại Hải Dương

Nông dân thôn Đào Xá, xã An Bình, huyện Nam Sách thu hoạch lúa trong Dự án. Ảnh: Nhật Cảnh Dự án "Canh tác lúa giảm thiểu phát thải khí hiệu ứng nhà kính" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp (Casrad ) - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã được triển khai tại thôn Đào Xá, xã An Bình, huyện Nam Sách, vụ chiêm xuân năm 2011 có 5 hộ gia đình tham gia với diện tích là 3.120m2 đến nay đã mở rộng được 82 hộ với diện tích là 46.328 m2.
Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa giảm thiểu phát thải khí hiệu ứng nhà kính tại Hải Dương
 Đây là dự án trình diễn kỹ thuật canh tác lúa tổng hợp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường được tài trợ bởi Viện chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) để góp phần làm giảm thiểu phát thải khí nhà kính liên quan đến những kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp.
Trước khi chưa tham gia dự án, hộ gia đình bà và các hộ nông dân trong thôn còn sản xuất theo truyền thống đầu tư cho 1 sào lúa/1vụ là: Lượng thóc giống là 2kg mật độ cấy 45 - 50 khóm/m2; Lượng phân bón: Phân chuồng 300kg, Đạm từ 9 - 11kg, Lân từ 15 - 20kg, KaLi 3- 5kg, Số lần phun thuốc sâu có thể lên đến 3 - 4 lần. Hầu như trong suốt thời gian sinh trưởng của lúa, lúc nào trong ruộng cũng giữ nước và lúa hay bị đổ khi xảy ra mưa bão.
Song từ khi tham gia dự án từ vụ chiêm năm 2011 đến nay do áp dụng các biện pháp canh tác theo quy trình của dự án đầu tư trên 1 sào/vụ chỉ còn: Lượng thóc giống từ 0.8 - 1kg, Mật độ cấy từ 25-30 khóm/m2, Phân hữu cơ từ 100 - 150 kg, Đạm ure từ 5-6kg, Lân 10 - 15kg, Kali từ 4-5 kg. Do bón đúng cách, đúng thời điểm nên dù lượng phân bón giảm nhưng hiệu quả vẫn cao lúa không bị thừa đạm nên ít nhiễm sâu bệnh. bệnh khô vằn hầu như không còn nữa; số lần phun thuốc sâu giảm từ 1 - 2 lần phun đối với từng giống lúa. Qua quá trình tham gia dự án 100% các thành viên trong nhóm đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nhiều hộ nông dân trong thôn tự nguyện làm theo mô hình như mật độ cấy thưa; bón phân đúng cách đúng liều lượng; phun thuốc trừ sâu đúng thời kỳ. So sánh kết quả đạt được giữa ruộng lúa áp dụng kỹ thuật của dự án với ruộng lúa canh tác theo cách truyền thống năng suất lúa trong mô hình tăng 18%, sức chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt hơn và cái được lớn nhất của bà con nông dân là năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; chi phí đầu tư giảm rõ rệt.
Trong xu thế của các vùng miền nói chung và xã An Bình nói riêng lực lượng lao động trẻ đang ngày càng ít tham gia lao động nông nghiệp mà tập chung và các khu công nghiệp, lao động nông nghiệp thường đạt độ tuổi 40 – 55tuổi chiếm > 70% lao động, để giảm công lao động cho xã viên trong lao động nông nghiệp, thì phương thức gieo cấy tiên tiến, hợp lí là một trong những biện pháp giải phóng công lao động cho bà con hiệu quả, lí do đó: giàn sạ hàng bằng máy kéo tay được dự án đưa vào thử nghiệm vụ Chiêm Xuân 2012 tại xã An Bình bước đầu sau một vụ đã cho kết quả dõ rệt: Lượng thóc giống/sào nếu sử dụng máy kéo tay đạt 0,8 – 1kg, còn phương pháp gieo vung theo truyền thống (1,5 – 2)kg/sào, công tỉa sau gieo đạt 0,3công/sào đối với máy sạ hàng bằng máy kéo so với 1 – 1,5công/sào so với gieo vung bằng tay. Lợi ích tiếp khi cây lúa vào thời kỳ chăm sóc giảm lượng phân bón 35- 40% so với truyền thống, sâu bệnh giảm, khả năng chống đổ giúp cây lúa thích nghi tốt trong điều kiện mưa bão, giảm thất thoát năng suất lúa, đảm bảo hiệu quả kinh tế cho bào con tham gia. Đó cũng là mục tiêu của dự án đề ra là vận động những chính sách nhằm duy trì, khuyến khích áp dụng tiến bộ Khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp nông thôn ngày nay.
Theo anh Vũ Nhật Cảnh, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hệ thống nông nghiệp cho biết: Tại những nơi đã áp dụng dự án cho thấy việc áp dụng kĩ thuật "Canh tác lúa giảm thiểu phát thải khí nhà kính" đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với canh tác truyền thống, lượng thóc giống giảm 40% - 50%, phân đạm giảm 20 - 25%, nhu cầu nước tưới giảm 30%, năng suất bình quân tăng 9 - 15%, khoảng 600 kg thóc/ha/vụ. Tiền lãi thu được bình quân tăng 2 triệu đồng/ha/vụ, từ 2,3 triệu đồng lên 4,2 triệu đồng/ha/vụ. Không những vậy dự án còn giúp tác động tích cực, hiệu quả đến việc bảo vệ môi trường.
Sau 2 năm thực hiện dự án tại xã An Bình, bà con nông dân trong xã đã áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác mới trên đồng đất địa phương. Các hộ nông dân tin tưởng và mong muốn các vụ tiếp theo diện tích canh tác theo phương pháp quy trình kỹ thuật mới được mở rộng không chỉ ở xã mà ở nhiều địa phương khác trong tỉnh.
Hòa  Thuận


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây