Nông dân xã Gia Xuyên chăm sóc dưa hấu vụ xuân hè. Ảnh: Hòa Thuận Về Gia Lộc vào những ngày đầu tháng 5 là không khí lao động hăng hái của bà con nông dân trên các cánh đồng xã Lê Lợi, Gia Xuyên, Phạm Trấn....với đức tính cần cù chăm chỉ và truyền thống sản xuất nông nghiệp từ nhiều năm đến nay, tại Gia Lộc đã xuất hiện nhiều cánh đồng "trăm triệu"...
Để đạt được những kết quả đó là sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền huyện Gia Lộc và các địa phương trong huyện. Đồng thời, bà con nông dân Gia Lộc đã có truyền thống sản xuất nông nghiệp cộng với việc chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, đưa cơ giới hóa nông nghiệp vào trong sản xuất đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt kinh tế nông thôn.
Với vị trí địa lý thuận lợi, có trục đường giao thông quan trọng là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Huyện Gia Lộc có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi với nhiều hệ thống sông ngòi bao bọc, lan tỏa khắp địa bàn huyện, gồm sông Sặt, sông Đĩnh Đào.... Cùng với hệ thống kênh mương được kiên cố hoá đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp nhất là cây rau màu. Nhận thấy lợi thế đó, những năm qua, Huyện ủy Gia Lộc đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển như các đề án "Chuyển đổi đất trũng cấy một vụ lúa bấp bênh sang đào ao lập vườn thả cá", "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi", hay "Quy hoạch vùng chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao". Đến nay, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được hiệu quả cao đó là thoát khỏi thế độc canh cây lúa, việc quy vùng sản xuất tập trung hình thành nên có nhiều cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu trở lên.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Lê Lợi cho biết: Những năm trước đây bà con nông dân trong xã chỉ cấy 2 vụ lúa một năm cho thu nhập bấp bênh, đời sống rất khó khăn. Nhờ có chủ trương của huyện, xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bà con nông dân trong xã từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây mới vào sản xuất, xây dựng các mô hình trồng ngô giống, rau hè thu, rau màu vụ Đông ... từng bước phá thế độc canh cây lúa. Hiện nay, toàn xã có 289 ha diện tích đất nông nghiệp, 85 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất bình quân đầu người hơn 16 triệu/người/năm, đời sống của bà con nông dân nâng cao rõ rệt, hệ số sử dụng đất nông nghiệp xã là 2,9 lần/năm, riêng thôn Bùi Thượng có hệ số sử dụng đất là 4 lần/năm, diện tích đất nông nghiệp của thôn là 72 ha, trong đó có 1 vùng chuyên rau diện tích là 11,4 ha, cho giá trị kinh tế từ 300-400 triệu đồng/ha/năm. Ông Sơn cho biết bà con nông dân trong xã ngoài truyền thống sản xuất nông nghiệp còn rất năng động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn mua cây, con giống, kỹ thuật chăm sóc, trồng các cây rau màu có giá trị hàng hóa cao, phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Qua thực tế sản xuất, có thôn bà con nông dân áp dụng công thức luân canh cây trồng đạt giá trị thu nhập cao được người dân nhân rộng như: lúa (vụ Chiêm) - rau Hè Thu – cây bắp cải (vụ Đông sớm) và rau vụ Đông chính (ở vùng trồng lúa), riêng thôn Bùi Thượng bà con nông dân áp dụng công thức: ngô giống, dưa hấu (vụ Chiêm) + dưa lê + rau vụ Đông sớm + rau vụ Đông chính. Thu nhập bình quân trên các cánh đồng xã Lê Lợi từ 10-12 triệu/sào/năm, đạt xấp xỉ 300 triệu/ha/năm.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, xã Toàn Thắng cũng là xã điển hình về xây dựng những cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên, ông Nguyễn Văn Ngô, Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã cho biết: Xã Toàn Thắng có 290 ha đất nông nghiệp, giá trị sử dụng đất bình quân từ 3 lần/năm, riêng cánh đồng thôn Bãi Hạ có hệ số sử dụng đất là 4lần/năm, những loại cây trồng chủ lực là dưa hấu, dưa lê, ngô giống, su hào và có 1 cánh đồng chuyên rau quả chất lượng cao 10ha cung cấp nhu cầu thị trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, bà con nông dân trong xã đã biết lựa chọn các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao, đầu tư mua các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy làm đất, máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước...với mục đích luân canh tăng vụ, lách vụ, khai thác giá trị sử dụng đất trên từng đơn vị diện tích.
Cánh đồng thôn Tranh Đấu và thôn Tằng Hạ, xã Gia Xuyên cũng là những cánh đồng cho thu nhập cao từ 150 đến 200 triệu trở lên, bà con nông dân ở đây cũng có nhiều kinh nghiệm luân canh cây trồng cho nên hệ số sử dụng đất cũng khá cao đạt 4 lần/năm. Bà Phạm Thị Phương, thôn Tằng Hạ chăm sóc 2 sào dưa hấu cho biết: gia đình bà có 5 sào ruộng thì vụ chiêm này bà cấy 3 sào lúa và trồng 2 sào dưa hấu, với công thức luân canh tăng vụ là dưa hấu, lúa (vụ Chiêm)+dưa lê (Hè Thu)+ bắp cải vụ Đông sớm + bắp cải, su hào vụ Đông chính, những năm được giá mỗi năm gia đình bà thu được gần 20 triệu đồng/sào, trừ chi phí vật tư, tính 5 sào ruộng bà thu được hơn 70 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Hiện nay, toàn huyện có nhiều cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, có 23 vùng chuyên canh với tổng diện tích 353 ha, các vùng chuyên canh rau quả tập trung tại các xã như thôn Bãi Hạ (xã Toàn Thắng), thôn Đươi, thôn Lúa (xã Đoàn Thượng), thôn Bùi Thượng (xã Lê Lợi), thôn Côi Hạ (xã Phạm Trấn), thôn Kênh Triều (xã Thống Kênh), thôn Tằng Hạ, thôn Tranh Đấu (xã Gia Xuyên)...Việc sản xuất tập trung rau quả tại các vùng chuyên canh đã mang lại lợi ích "kép" cho người sản xuất và các doanh nghiệp tại các địa phương. Hàng năm, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của các địa phương trong huyện ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản lượng ngô giống với Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương...
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trong huyện, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn. Song vấn đề tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong huyện nhiều khó khăn. Chỉ có một số cây trồng được các doanh nghiệp trong tỉnh ký kết hợp đồng bao tiêu, vẫn còn nhiều nông sản sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.
Việc nhân rộng các cánh đồng có thu nhập cao ở một số địa phương còn thiếu tính bền vững bởi các nguyên nhân như hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đồng bộ, sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ đã thu hút nhiều lực lượng lao động trẻ tại các địa phương dẫn tới lao động cung cấp cho nông nghiệp ít; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động khuyến nông còn hạn chế nên việc nhân rộng các mô hình hiệu quả còn chậm....
Có thể nói, việc nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế và xây dựng các cánh đồng cho thu nhập cao cho bà con nông dân cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, khai thác tối đa giá trị sử dụng đất canh tác, lấy hiệu quả sản xuất làm mục đích sẽ góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân, làm động lực để người nông dân yên tâm sản xuất, làm giàu trên chính đồng đất quê hương.
Với vị trí địa lý thuận lợi, có trục đường giao thông quan trọng là cửa ngõ phía Nam của thành phố Hải Dương thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ nông sản. Huyện Gia Lộc có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi với nhiều hệ thống sông ngòi bao bọc, lan tỏa khắp địa bàn huyện, gồm sông Sặt, sông Đĩnh Đào.... Cùng với hệ thống kênh mương được kiên cố hoá đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, thích hợp cho việc phát triển nông nghiệp nhất là cây rau màu. Nhận thấy lợi thế đó, những năm qua, Huyện ủy Gia Lộc đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển như các đề án "Chuyển đổi đất trũng cấy một vụ lúa bấp bênh sang đào ao lập vườn thả cá", "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi", hay "Quy hoạch vùng chuyên canh rau quả cho giá trị kinh tế cao". Đến nay, sản xuất nông nghiệp của huyện đã đạt được hiệu quả cao đó là thoát khỏi thế độc canh cây lúa, việc quy vùng sản xuất tập trung hình thành nên có nhiều cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu trở lên.
Ông Nguyễn Đình Sơn, Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã Lê Lợi cho biết: Những năm trước đây bà con nông dân trong xã chỉ cấy 2 vụ lúa một năm cho thu nhập bấp bênh, đời sống rất khó khăn. Nhờ có chủ trương của huyện, xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, bà con nông dân trong xã từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa những giống cây mới vào sản xuất, xây dựng các mô hình trồng ngô giống, rau hè thu, rau màu vụ Đông ... từng bước phá thế độc canh cây lúa. Hiện nay, toàn xã có 289 ha diện tích đất nông nghiệp, 85 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, giá trị sản xuất bình quân đầu người hơn 16 triệu/người/năm, đời sống của bà con nông dân nâng cao rõ rệt, hệ số sử dụng đất nông nghiệp xã là 2,9 lần/năm, riêng thôn Bùi Thượng có hệ số sử dụng đất là 4 lần/năm, diện tích đất nông nghiệp của thôn là 72 ha, trong đó có 1 vùng chuyên rau diện tích là 11,4 ha, cho giá trị kinh tế từ 300-400 triệu đồng/ha/năm. Ông Sơn cho biết bà con nông dân trong xã ngoài truyền thống sản xuất nông nghiệp còn rất năng động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn mua cây, con giống, kỹ thuật chăm sóc, trồng các cây rau màu có giá trị hàng hóa cao, phục vụ cho nhu cầu thị trường.
Qua thực tế sản xuất, có thôn bà con nông dân áp dụng công thức luân canh cây trồng đạt giá trị thu nhập cao được người dân nhân rộng như: lúa (vụ Chiêm) - rau Hè Thu – cây bắp cải (vụ Đông sớm) và rau vụ Đông chính (ở vùng trồng lúa), riêng thôn Bùi Thượng bà con nông dân áp dụng công thức: ngô giống, dưa hấu (vụ Chiêm) + dưa lê + rau vụ Đông sớm + rau vụ Đông chính. Thu nhập bình quân trên các cánh đồng xã Lê Lợi từ 10-12 triệu/sào/năm, đạt xấp xỉ 300 triệu/ha/năm.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gia Lộc, xã Toàn Thắng cũng là xã điển hình về xây dựng những cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên, ông Nguyễn Văn Ngô, Chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp xã cho biết: Xã Toàn Thắng có 290 ha đất nông nghiệp, giá trị sử dụng đất bình quân từ 3 lần/năm, riêng cánh đồng thôn Bãi Hạ có hệ số sử dụng đất là 4lần/năm, những loại cây trồng chủ lực là dưa hấu, dưa lê, ngô giống, su hào và có 1 cánh đồng chuyên rau quả chất lượng cao 10ha cung cấp nhu cầu thị trường. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, bà con nông dân trong xã đã biết lựa chọn các loại cây trồng có giá trị hàng hóa cao, đầu tư mua các thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp như máy làm đất, máy sạ hàng, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước...với mục đích luân canh tăng vụ, lách vụ, khai thác giá trị sử dụng đất trên từng đơn vị diện tích.
Cánh đồng thôn Tranh Đấu và thôn Tằng Hạ, xã Gia Xuyên cũng là những cánh đồng cho thu nhập cao từ 150 đến 200 triệu trở lên, bà con nông dân ở đây cũng có nhiều kinh nghiệm luân canh cây trồng cho nên hệ số sử dụng đất cũng khá cao đạt 4 lần/năm. Bà Phạm Thị Phương, thôn Tằng Hạ chăm sóc 2 sào dưa hấu cho biết: gia đình bà có 5 sào ruộng thì vụ chiêm này bà cấy 3 sào lúa và trồng 2 sào dưa hấu, với công thức luân canh tăng vụ là dưa hấu, lúa (vụ Chiêm)+dưa lê (Hè Thu)+ bắp cải vụ Đông sớm + bắp cải, su hào vụ Đông chính, những năm được giá mỗi năm gia đình bà thu được gần 20 triệu đồng/sào, trừ chi phí vật tư, tính 5 sào ruộng bà thu được hơn 70 triệu đồng.
Ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết: Hiện nay, toàn huyện có nhiều cánh đồng cho thu nhập từ 100 triệu đồng/năm trở lên, có 23 vùng chuyên canh với tổng diện tích 353 ha, các vùng chuyên canh rau quả tập trung tại các xã như thôn Bãi Hạ (xã Toàn Thắng), thôn Đươi, thôn Lúa (xã Đoàn Thượng), thôn Bùi Thượng (xã Lê Lợi), thôn Côi Hạ (xã Phạm Trấn), thôn Kênh Triều (xã Thống Kênh), thôn Tằng Hạ, thôn Tranh Đấu (xã Gia Xuyên)...Việc sản xuất tập trung rau quả tại các vùng chuyên canh đã mang lại lợi ích "kép" cho người sản xuất và các doanh nghiệp tại các địa phương. Hàng năm, các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của các địa phương trong huyện ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản lượng ngô giống với Viện Nghiên cứu Ngô Trung ương, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Công ty chế biến nông sản thực phẩm Hải Dương...
Công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trong huyện, giúp tăng thu nhập, nâng cao đời sống nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn. Song vấn đề tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân trong huyện nhiều khó khăn. Chỉ có một số cây trồng được các doanh nghiệp trong tỉnh ký kết hợp đồng bao tiêu, vẫn còn nhiều nông sản sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định.
Việc nhân rộng các cánh đồng có thu nhập cao ở một số địa phương còn thiếu tính bền vững bởi các nguyên nhân như hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa được đồng bộ, sự phát triển của công nghiệp, dịch vụ đã thu hút nhiều lực lượng lao động trẻ tại các địa phương dẫn tới lao động cung cấp cho nông nghiệp ít; xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động khuyến nông còn hạn chế nên việc nhân rộng các mô hình hiệu quả còn chậm....
Có thể nói, việc nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế và xây dựng các cánh đồng cho thu nhập cao cho bà con nông dân cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường, khai thác tối đa giá trị sử dụng đất canh tác, lấy hiệu quả sản xuất làm mục đích sẽ góp phần tăng cao thu nhập cho người nông dân, làm động lực để người nông dân yên tâm sản xuất, làm giàu trên chính đồng đất quê hương.
Hòa Thuận