Tiết kiệm hạt giống, giảm ngày công lao động, đảm bảo kịp thời vụ, góp phần hạn chế sâu bệnh và nâng cao năng suất lúa là những ưu điểm nổi bật của công cụ giàn sạ lúa theo hàng. Tại Hải Dương, việc xây dựng mô hình giàn sạ lúa theo hàng còn khẳng định vai trò quan trọng trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất tập trung để phát huy tối đa tác dụng của tiến bộ kĩ thuật trên đồng ruộng.
Để nâng cao hiệu quả từ sản xuất lúa, tỉnh Hải Dương đã quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân. Bên cạnh việc đưa nhiều loại giống mới cho năng suất và chất lượng cao, biện pháp áp dụng kĩ thuật canh tác cũng được quan tâm chú trọng. Năm 2009, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (TBKH) Hải Dương đã xây dựng mô hình áp dụng kỹ thuật gieo hạt bằng công cụ giàn sạ lúa theo hàng với quy mô 40ha trong 2 vụ tại Thanh Miện và Ninh Giang cho thấy kết quả tốt. Để tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao, năm 2010, Trung tâm thực hiện đề tài : "Xây dựng mô hình tổ chức và quản lý sản xuất lúa tập trung để phát huy tác dụng giàn sạ lúa theo hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương".
Mô hình được triển khai thực hiện trên quy mô 80ha tại 4 địa điểm là 4 xã thuộc các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, Nam Sách, Kinh Môn. Giàn sạ hàng áp dụng quy trình kỹ thuật ở 4 công đoạn: ngâm ủ hạt giống, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật gieo hạt, tỉa dặm và điều tiết nước. Mô hình được triển khai theo phương thức liên gia tại xã Tân Dân (Kinh Môn), tổ dịch vụ thôn tại thôn Quảng Tân (Nam Tân-Nam Sách) và quy mô HTX tại xã Bình Minh (Bình Giang) và Minh Đức (Tứ Kỳ).
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển và thời gian sinh trưởng của hai giống lúa SH2 và HT6 gieo bằng giàn sạ lúa theo hàng cho thấy: tỷ lệ nảy mầm đều đạt trên 95%, số dảnh/m2 theo hai phương pháp gieo truyền thống nhiều hơn phương pháp sạ lúa theo hàng; thời gian sinh trưởng của hai giống lúa như nhau ở cả hai phương pháp gieo. Tuy nhiên gieo sạ theo hàng tạo ra mật độ cây lúa hợp lý, ít có sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng nên cây khoẻ, đẻ nhánh tập trung và dảnh to, số dảnh hữu hiệu cao hơn so với gieo vãi truyền thống. Mô hình sạ hàng bị sâu cuốn lá, rầy nâu và bệnh khô vằn gây hại thấp hơn so với gieo vãi truyền thống do đồng ruộng thông thoáng, khi phun thuốc phun được ở phía gốc lúa làm tăng hiệu quả sử dụng thuốc; khả năng chống đổ tốt hơn do mỗi lỗ khi gieo bằng giàn sạ hàng tạo ra 2-3 cây/khóm. Nhờ khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt hơn nên năng suất thực thu của phương pháp sạ lúa theo hàng cao hơn sao với gieo vãi từ 5,2-6,4%.
So sánh hiệu quả quy mô gieo sạ tập trung với quy mô hộ gia đình (thực hiện năm 2009 tại thị trấn Thanh Miện và xã An Đức, huyện Ninh Giang) và gieo vãi truyền thống cho thấy: lượng giống cần dùng để sạ giảm 0,3kg/sào, giảm thời gian di chuyển giàn sạ trên đồng ruồng, thuận tiện cho tháo nước, lúa chín đều, tạo điều kiện đưa máy gặt đập liên hợp và máy cày loại công suất lớn vào sản xuất.
Quá trình triển khai thực hiện đề tài đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của việc tổ chức và quản lý sản xuất của cán bộ thôn, xã khi ứng dụng tiến bộ khoa học đến với bà con nông dân. Tại thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, qua 3 vụ triển khai, diện tích sạ lúa theo hàng từ 40% (năm 2009) đến nay trong thôn chỉ còn duy nhất một hộ dân chưa áp dụng phương pháp này. Năm 2010, năng suất lúa của Quảng Tân đạt 70-71 tạ/ha. Anh Nguyễn Văn Thái, trưởng thôn Quảng Tân nói: Sở dĩ có kết quả như vậy là do phát huy tác dụng của giàn sạ hàng. Bài học thành công của Quảng Tân là: áp dụng công thức 1 vùng, 1 giống, 1 thời gian. Tổ liên gia và ban quản lý thôn thường xuyên theo dõi thời tiết và thông báo tới bà con nông dân trước khi ngâm ủ; tiến hành ngâm mạ theo nhóm tập trung; HTX nông nghiệp chuẩn bị tốt về cơ sở cật chất đảm bảo tiêu thoát và đáp ứng kịp thời nước tưới phục vụ giàn sạ hàng. Nhờ có giàn sạ, thời gian gieo cấy được rút ngắn từ 25 ngày trước đây xuống còn 5 ngày.
Từ thôn Quảng Tân, mô hình giàn sạ lúa theo hàng được nông dân các thôn khác trong xã học tập và làm theo. Đến nay, gieo lúa theo phương pháp mới chiếm tới 70-80% diện tích trồng lúa của Nam Tân, góp phần khẳng định ưu thế của giàn sạ lúa theo hàng trong sản xuất nông nghiệp của Hải Dương.
Mô hình được triển khai thực hiện trên quy mô 80ha tại 4 địa điểm là 4 xã thuộc các huyện Tứ Kỳ, Bình Giang, Nam Sách, Kinh Môn. Giàn sạ hàng áp dụng quy trình kỹ thuật ở 4 công đoạn: ngâm ủ hạt giống, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật gieo hạt, tỉa dặm và điều tiết nước. Mô hình được triển khai theo phương thức liên gia tại xã Tân Dân (Kinh Môn), tổ dịch vụ thôn tại thôn Quảng Tân (Nam Tân-Nam Sách) và quy mô HTX tại xã Bình Minh (Bình Giang) và Minh Đức (Tứ Kỳ).
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển và thời gian sinh trưởng của hai giống lúa SH2 và HT6 gieo bằng giàn sạ lúa theo hàng cho thấy: tỷ lệ nảy mầm đều đạt trên 95%, số dảnh/m2 theo hai phương pháp gieo truyền thống nhiều hơn phương pháp sạ lúa theo hàng; thời gian sinh trưởng của hai giống lúa như nhau ở cả hai phương pháp gieo. Tuy nhiên gieo sạ theo hàng tạo ra mật độ cây lúa hợp lý, ít có sự cạnh tranh về ánh sáng và dinh dưỡng nên cây khoẻ, đẻ nhánh tập trung và dảnh to, số dảnh hữu hiệu cao hơn so với gieo vãi truyền thống. Mô hình sạ hàng bị sâu cuốn lá, rầy nâu và bệnh khô vằn gây hại thấp hơn so với gieo vãi truyền thống do đồng ruộng thông thoáng, khi phun thuốc phun được ở phía gốc lúa làm tăng hiệu quả sử dụng thuốc; khả năng chống đổ tốt hơn do mỗi lỗ khi gieo bằng giàn sạ hàng tạo ra 2-3 cây/khóm. Nhờ khả năng sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết tốt hơn nên năng suất thực thu của phương pháp sạ lúa theo hàng cao hơn sao với gieo vãi từ 5,2-6,4%.
So sánh hiệu quả quy mô gieo sạ tập trung với quy mô hộ gia đình (thực hiện năm 2009 tại thị trấn Thanh Miện và xã An Đức, huyện Ninh Giang) và gieo vãi truyền thống cho thấy: lượng giống cần dùng để sạ giảm 0,3kg/sào, giảm thời gian di chuyển giàn sạ trên đồng ruồng, thuận tiện cho tháo nước, lúa chín đều, tạo điều kiện đưa máy gặt đập liên hợp và máy cày loại công suất lớn vào sản xuất.
Quá trình triển khai thực hiện đề tài đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của việc tổ chức và quản lý sản xuất của cán bộ thôn, xã khi ứng dụng tiến bộ khoa học đến với bà con nông dân. Tại thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, qua 3 vụ triển khai, diện tích sạ lúa theo hàng từ 40% (năm 2009) đến nay trong thôn chỉ còn duy nhất một hộ dân chưa áp dụng phương pháp này. Năm 2010, năng suất lúa của Quảng Tân đạt 70-71 tạ/ha. Anh Nguyễn Văn Thái, trưởng thôn Quảng Tân nói: Sở dĩ có kết quả như vậy là do phát huy tác dụng của giàn sạ hàng. Bài học thành công của Quảng Tân là: áp dụng công thức 1 vùng, 1 giống, 1 thời gian. Tổ liên gia và ban quản lý thôn thường xuyên theo dõi thời tiết và thông báo tới bà con nông dân trước khi ngâm ủ; tiến hành ngâm mạ theo nhóm tập trung; HTX nông nghiệp chuẩn bị tốt về cơ sở cật chất đảm bảo tiêu thoát và đáp ứng kịp thời nước tưới phục vụ giàn sạ hàng. Nhờ có giàn sạ, thời gian gieo cấy được rút ngắn từ 25 ngày trước đây xuống còn 5 ngày.
Từ thôn Quảng Tân, mô hình giàn sạ lúa theo hàng được nông dân các thôn khác trong xã học tập và làm theo. Đến nay, gieo lúa theo phương pháp mới chiếm tới 70-80% diện tích trồng lúa của Nam Tân, góp phần khẳng định ưu thế của giàn sạ lúa theo hàng trong sản xuất nông nghiệp của Hải Dương.
Nguyễn Thị Ánh