Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình quản lý sâu bệnh hại vải thiều.

ở Huyện Thanh Hà, cây vải là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Toàn bộ diện tích vườn tạp ở đây đã được cải tạo để trồng vải. Tuy nhiên hiện nay người trồng vải gặp nhiều khó khăn trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại vải như: bệnh sương mai, bệnh thán thư, sâu đục cuống quả gây hại từ 20 đến 45% vải chính vụ, 55 đến 75% trên vải muộn; đã làm ảnh hưởng đến chất lượng vải trên thị trường, đặc biệt là vải xuất khẩu.
Picture2
Sau 2 năm thực hiện đề tài : "Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để xây dựng mô hình quản lý sâu bệnh hại vải thiều cho một số địa phương ở Hải Dương" thạc sỹ Nguyễn Thị Vân – phó bộ môn Miễn Dịch Thực Vật (Viện bảo vệ thực vật) đã điều tra tổng hợp được 5 loại sâu hại và 3 loại bệnh hại thường xuyên xuất hiện và gây hại trên cây vải,gây hại nặng nhất giai đoạn ra hoa cho tới quả non.
Viện Bảo vệ thực vật đã tiến hành dùng thử một số thuốc hóa học, sinh học như Bassa 50 EC nồng độ 0,03% sau 3 ngày phun hiệu lực đạt 84,2%, công thức xử lý thuốc Regent 80 WG nồng độ 0,1% sau 3 ngày hiệu lực của thuốc đạt 68,62%, công thức dùng VBT hiệu lực thuốc đạt cao nhất 64,5%, thuốc Actatac 300 EC và Regent 800 EC đạt hiệu quả 98,12% đến 98,46% sau 5 ngày phun trừ sâu đục cuống quả vải. Ngoài ra Viện cũng đã khuyến cáo bà con nông dân trồng vải sau khi thu hoạch cần phải tiến hành tỉa cành tạo tán, tỉa các cành tăm, cành trong tán để lộc ra vào tháng 10 – 11 đồng thời tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại vải. Nhằm giảm nguồn sâu bệnh, tạo môi trường bất thuận cho sự phát sinh và phát triển các laoij sâu bệnh, tạo ra lộc non nhanh, lộc to và khỏe. Phòng trừ bệnh bằng thuốc hóa học chỉ tập trung vào giai đoạn quả chính.

Phạm Ninh Hải

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây