Kinh Môn là huyện miền núi của tỉnh Hải Dương có địa hình đồi núi xen kẽ đồng bằng nên đất canh tác và việc tưới tiêu không được thuận lợi như các địa phương khác. Cùng với đó là thời tiết bất thường đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp của huyện. Nhưng với bản chất cần cù, chịu khó, lao động siêng năng, tích cực tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nông nghiệp, thâm canh, xen canh tăng vụ nên đời sống của người nông dân trong huyện ngày càng được nâng cao.
Năm 2010, giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của huyện đạt: 425.553 triệu đồng (giá cố định năm 1994), tăng 8,07 % so với năm 2009. Diện tích gieo trồng cây lương thực đạt 13.067 ha, tăng 1,2 % (trong đó, diện tích lúa lai cả năm thực hiện 2.216,2 ha, giảm 6,3% so với năm 2009, lúa thuần chất lượng cao 2.240,6, tăng 44,55%); giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp bình quân đạt 87,7 triệu đồng. Cây chất bột có củ 318 ha, cây thực phẩm 3.863 ha, cây công nghiệp 175 ha, các loại cây khác 22ha. Năng suất lúa cả năm đạt 115,59 tạ/ha canh tác, tổng sản lượng lương thực đạt 75.136 tấn. Giá trị sản xuất chăn nuôi-thuỷ sản đạt 154.936 triệu đồng, tăng 2,3%.
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ thực vật cũng được thực hiện tốt, ngành nông nghiệp của huyện đã bám sát cơ sở, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phun phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả, khống chế không để dịch bùng phát. Quản lý tốt việc cung ứng, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật được 136 lớp cho 8.840 lượt người về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăm sóc, bảo vệ lúa và hoa màu), mở rộng mô hình trình diễn các loại giống mới. Xây dựng 175 hầm khí sinh học, đạt 100% kế hoạch. Chủ động sửa chữa 17 hạng mục công trình, nạo vét, tu bổ hệ thống mương máng 132.769 m3 , cơ bản đảm bảo khơi thông dòng chảy, phục vụ công tác tưới tiêu cho cây trồng; Hoàn thành các công trình xây dựng, tu bổ đê, kè cống trước mùa mưa bão, không thể để sự cố xảy ra. Với những kết quả đã đạt được trong năm 2010, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất, phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, hỗ trợ giống, vốn...hoàn thành tốt kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 đã đề ra
Nguyễn Thị Thuận
Bên cạnh đó, công tác bảo vệ thực vật cũng được thực hiện tốt, ngành nông nghiệp của huyện đã bám sát cơ sở, hướng dẫn tập huấn kỹ thuật phun phòng, trừ sâu bệnh đạt hiệu quả, khống chế không để dịch bùng phát. Quản lý tốt việc cung ứng, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật được 136 lớp cho 8.840 lượt người về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăm sóc, bảo vệ lúa và hoa màu), mở rộng mô hình trình diễn các loại giống mới. Xây dựng 175 hầm khí sinh học, đạt 100% kế hoạch. Chủ động sửa chữa 17 hạng mục công trình, nạo vét, tu bổ hệ thống mương máng 132.769 m3 , cơ bản đảm bảo khơi thông dòng chảy, phục vụ công tác tưới tiêu cho cây trồng; Hoàn thành các công trình xây dựng, tu bổ đê, kè cống trước mùa mưa bão, không thể để sự cố xảy ra. Với những kết quả đã đạt được trong năm 2010, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo trong thời gian tới, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy hoạch vùng sản xuất, phát triển hệ thống giao thông thuỷ lợi nội đồng, hỗ trợ giống, vốn...hoàn thành tốt kế hoạch mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 đã đề ra
Nguyễn Thị Thuận