Mùa bưởi đào ở xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà

Những năm gần đây, cây bưởi đào trở thành cây thế mạnh của xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Với chất lượng thơm ngon mang hương vị đặc trưng, bưởi đào Thanh Hồng đã khẳng định được giá trị của một loại trái cây đặc sản.

Mùa bưởi đào ở xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà

 Thời điểm tháng 9 âm lịch là mùa thu hoạch của bưởi đào Thanh Hồng. Ông Đào Văn Liêm, Chủ tịch UBND xã Thanh Hồng cho biết, bưởi đào là loại cây đặc sản mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Cây bưởi đào được trồng ở cả 3 thôn là Tiên Kiều, Nhan Bầu, Lập Lễ với tổng diện tích khoảng 100 ha, trong đó tập trung chủ yếu tại thôn Lập Lễ với hơn 70% diện tích. Năm 2015 là năm bưởi đào mất mùa với tổng sản lượng bưởi toàn vụ của xã đạt khoảng 90.000 tấn, sang năm nay đã có sự chuyển biến tích cực. Năng suất bưởi đào đã tăng từ 9 tạ/ha lên 1,2 tấn/ha, tổng sản lượng ước đạt khoảng 120.000 tấn. Thời điểm thu hoạch đầu vụ, bưởi đào bán được giá từ 20.000 đồng/quả còn vào thời điểm chính vụ, giá bán bưởi đào đạt 12.000 – 14.000 đồng/kg, tương đương 14.000- 17.000 đồng/quả. Thị trường tiêu thị bưởi đào Thanh Hồng là các địa phương trong tỉnh Hải Dương và một số thị trường như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Gia đình ông Ngô Hồng Quảng ở xóm 15, thôn Lập Lễ, có hơn 2 mẫu vườn chuyển đổi, trong đó hơn 1 mẫu trồng bưởi đào. Cây có tuổi thọ cao nhất cũng đã trên 20 năm. Ông Quảng cho biết ông bắt đầu trồng bưởi từ năm 1990, đến năm 1997 thì trồng đại trà. Những năm được mùa, vườn bưởi đào của gia đình ông có cây cho thu hoạch trên 1.000 quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hai năm trước đây, vườn bưởi đào của gia đình ông cũng chung tình trạng mất mùa của địa phương nên sản lượng thu hoạch thấp. Năm nay, năng suất bưởi đào đã cao hơn, gia đình ông có trên 100 cây bưởi lớn, nhỏ, cho thu hoạch khoảng 17 nghìn quả. Theo ông Ngô Bá Trịnh, Phó chủ tịch Hội nông dân xã, gia đình ông Quảng là một hộ sản xuất điển hình ở địa phương với kinh nghiệm và kỹ thuật chăm sóc bưởi đào tốt. Do đó quả bưởi trong vườn nhà ông Quảng luôn có mẫu mã và chất lượng vượt trội so với các gia đình khác trong thôn nên thương lái rất ưa chuộng và ưu tiên đặt mua. Năm nay, ngoài hộ ông Quảng, xã Thanh Hồng còn cóhàng chục hộ gia đình thu hàng trăm triệu đồng mỗi vụ bưởi như hộ ông Phạm Văn Chiên, ông Phạm Văn Miễu, ông Hoàng Văn Định… với mức thu nhập từ 100 – 200 triệu đồng/hộ.

Bên cạnh nguồn thu nhập từ thu hoạch quả, mấy năm gần đây người trồng bưởi đào Thanh Hồng còn có thêm một nguồn thu từ nhân giống cây bưởi đào với mức thu hàng chục triệu đồng mỗi năm. Tại vườn trồng bưởi của gia đình ông
Quảng, ở những vị trí tán cây chưa xòe che kín mặt vườn, ông tận dụng diện tích đó để đặt bầu cành bưởi chiết với nhiều cỡ cây to – nhỏ khác nhau. Ông cho biết, đây là hàng cây giống do khách hàng ở Quảng Ninh, Sơn La đặt mua và đang chờ ngày giao hàng. Ông luôn lựa chọn cành giống từ những cây mẹ khỏe mạnh, cho năng suất quả tốt để nhân giống, cung cấp cho các hộ dân.

Theo các hộ nông dân trồng bưởi ở địa phương, cây bưởi rất dễ trồng, sau 3 năm là cây bắt đầu cho thu hoạch, từ năm thứ 5,6 trở đi cây sẽ cho năng suất cao. Sau khi trừ chi phí, mỗi sào bưởi đào có thể cho thu lãi từ 15-20 triệu đồng. Chính vì vậy, hầu hết các hộ nông dân ở đây đã phá bỏ toàn bộ diện tích vải kém hiệu quả để trồng bưởi và một số cây trồng khác .

Mặc dù là loại cây được đưa từ nơi khác về trồng, song do hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, cây bưởi đào đã bén duyên với người dân Thanh Hồng, với những nét đặc trưng đó là bưởi đến kỳ thu hoạch có màu vàng nhạt, trong cùi và múi có màu hồng đặc trưng, khi ăn có vị ngọt dịu và ít hạt. Chính vì vậy, Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương đã hướng dẫn chính quyền địa phương hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp nhãn hiệu tập thể cho bưởi đào Thanh Hồng. Hội Nông dân xã đã thống nhất nội dung quy chế về kỹ thuật trồng, chăm bón, quản lý nhãn hiệu tập thể để hướng dẫn cho các hộ trồng bưởi thực hiện. Theo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học công nghệ do Học viện Nông nghiệp Việt Nam chủ trì thực hiện, bưởi đào Thanh Hồng là loại cây trồng có khả năng sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh cao, năng suất cao ổn định, độ đồng đều quả cao, thích hợp với sản xuất hàng hóa. Vì vậy, tỉnh Hải Dương đã công nhận 10 cây bưởi đào ở thôn Lập Lễ là cây đầu dòng, cho phép khai thác mắt ghép và chiết cành phục vụ nhân giống sản xuất.

Hiện nay, mong muốn lớn nhất của người dân và chính quyền nơi đây là địa phương sớm được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu bưởi đào Thanh Hồng, để thương hiệu được quảng bá rộng rãi hơn, quá trình sản xuất và tiêu thụ thuận lợi, từ đó nâng cao giá trị kinh tế của loại cây trồng này.

Nguyễn Thị Ánh


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay53,647
  • Tháng hiện tại1,097,069
  • Tổng lượt truy cập3,802,273
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây