Cá chép V1 là kết quả của chương trình chọn giống và lưu giữ nguồn gen thuỷ sản do GS.TS Trần Mai Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 cùng các cộng sự lai tạo. Cá chép V1 đã tập hợp được những đặc điểm di truyền quý của cá chép Việt nam, cá chép Hungary và cá chép Indoêxia, cụ thể: chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chống chịu bệnh tốt của cá chép Việt nam, khả năng tăng tăng trọng nhanh của cá chép Hungary. Có khả năng đẻ sớm và trứng ít dính của cá chép Indonexia.
Tại tỉnh Hải Dương, nhu cầu con giống cá chép hàng năm là rất lớn. Với diện tích nuôi cá chép ước tính khoảng 4.000 ha, nhu cầu con giống hàng năm cũng đã lên đến 40 triệu giống. Tuy nhiên, nguồn cung con giống cá chép của các đơn vị sản xuất con giống còn hạn chế do quy mô nhỏ. Chính vì vậy Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương đã giao cho Công ty Cổ phần giống cây trồng Hải Dương thực hiện dự án: “Tiếp nhận kỹ thuật sản xuất giống cá chép V1 có giá trị kinh tế cao trên địa bàn tỉnh Hải Dương”nhằm phục vụ nhu cầu con giống cá chép tại chỗ cho ngành thủy sản của tỉnh. Dự án được thực hiện trong 2 năm 2015, 2016 với sự chuyển giao và hỗ trợ kỹ thuật của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.
Thực hiện Dự án, trong năm 2015, đơn vị đã tiếp nhận đàn cá làmđàn bố mẹ với số lượng 1.732 con cá chép giống hậu bị vào ngày 25 tháng 8 năm 2015, 530 con cái và 1200 con đực, kích cỡ tối thiểu 200 gram/con do Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Trong quá trình nuôi vỗ, đàn cá chép giống hậu bị có tỷ lệ sống 100 %, cá khỏe mạnh, phát triển tốt. Sau 4 tháng nuôi, trọng lượng cá trung bình đạt 800-900 gram/con. 6 cán bộ và công nhân kỹ thuật của Xí nghiệp giống cây trồng thủy sản Tứ Kỳ đã tiếp nhận và làm chủ đượcquy trình tuyển chọn và nuôi vỗ cá bố mẹ. từ Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc.
TạiTrung tâm Nghiên cứu và Nhân giống thủy sản Tứ Kỳ (Công ty Cổ phần giống cây trồng Hải Dương), từ 1.732 con cá giống hậu bị ban đầu có kích cỡ 200 gram/con, sau thời gian 20 tháng (tháng 8/2015 – tháng 12/2016), đơn vị thực hiện dự án thực hiện bốn lần chọn lọc kiểu hình tạo ra 1.384 cá bố (398 con cái, 986 con đực) mẹ đạt kích cỡ tối thiểu 2.000 gram/con phục vụ cho sản xuất giống nhân tạo. Áp dụng các quy trình sản xuất của Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt miền Bắc, các kết quả sản xuất giông cá chép tại Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống thủy sản Tứ Kỳ cho thấy: tỷ lệ cá đẻ đạt 75 – 100%, tỷ lệ thụ tinh có thể đạt trên 80%, tỷ lệ nở ra bột (cá bột/trứng) đạt khoảng 30 – 45 %. Kết quả thực hiện Dự án đã ương được khoảng 3 triệu cá chép hương tương đương với 1,5 triệu cá chép giống; đồng thời, tái sản xuất quần đàn cá bố mẹ với quy mô 3.000 con cá chép giống hậu bị để nuôi chọn đàn cá bố mẹ hậu bị.
Tại hội thảo đầu bờ kết qủa thực hiện Dự án, một số hộ nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đưa ra đánh giá tích cực về đặc điểm cuả giông cá chép lai V1 do Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống thủy sản khi đưa vào nuôi thương phẩm. Cá chép V1 có tốc độ lớn nhanh, sau 8 tháng nuôi đạt trọng lượng 1,2-1,5 kg/con, màu sắc và mẫu mã cá đẹp, rất được thị trường ưa chuộng. Điều này góp phần khẳng định ưu thế của đối tượng nuôi mới là giống cá chép V1, đồng thời khẳng định chất lượng con giống cá chép V1 được sản xuất tại đơn vị của Công ty Cổ phần giống cây trồng Hải Dương hoàn toàn đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu con giống trong nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Đến nay,toàn bộ công nhân kỹ thuât của Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giông thủy sản Tứ Kỳ đã làm chủ được các quy trình ky thuật sản xuất giống cá chép lai V1. Như vây, việc thực hiện Dự án góp phần giải quyết nhu cầu sản xuất cong giông cung ứng tại chỗ cho các hộ nuôi thuy sản của địa phương, góp phần giảm chi phí và tăng sự an toàn khi mua con giống đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng, góp phần nâng cao hiệu quả trong nuôi thuy sản.
Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống thủy sản Tứ Kỳ cũng tiếp nhận kết quả nghiên cứu của dự án để tiếp tục thực hiện và duy trì, nhân giống cung ứng cho địa phương.
Nguyễn Thị Ánh